Tin tức nổi bật
Từ nay đến năm 2020 Hà Nội sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề
(Ngày đăng: 05/01/2018   Lượt xem: 627)
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ðức Chung, từ nay đến năm 2020, TP sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề, trong đó chú trọng khuyến khích áp dụng công nghệ mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…  

Theo báo cáo của Sở Công Thương, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Nhiều làng nghề vẫn giữ tốc độ phát triển tốt như sơn mài, khảm trai, điêu khắc gỗ, thuê, dệt lụa…

Trong các làng nghề có khoảng hơn 8.000 các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã; gần 175.000 hộ kinh doanh... Trong năm 2017, các làng nghề Hà Nội đã tạo việc làm cho gần 900.000 lao động, giá trị sản xuất đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Theo tính toán của Sở Công Thương, tổng doanh thu của 297 làng nghề truyền thống và các làng có nghề đạt trên 20.000 tỷ đồng. Một số làng nghề có doanh thu cao như làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù đạt 1.301 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai đạt 1.061 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu đạt 1.600 tỷ đồng; làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá doanh thu đạt 1.209 tỷ đồng; làng nghề đồ mộc - may thôn Hữu Bằng đạt gần 1.000 tỷ đồng...

Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề truyền thống phổ biến ở mức từ 4 đến 5 triệu đồng/lao động/tháng.

Các quận, huyện có lao động làm việc trong các làng nghề có thu nhập bình quân đạt cao như: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất... đạt từ 50 triệu đồng/người/năm...

Ngay tại các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có sự khác nhau như: Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng, phường Phú Thượng, Tây Hồ thu nhập lao động bình quân đạt 18,5 triệu đồng/người/tháng; làng nghề truyền thống nhiếp ảnh thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức thu nhập lao động bình quân đạt 10,8 triệu đồng/người/tháng; làng nghề mây tre đan thôn Thái Hòa, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất thu nhập bình quân đạt 11,2 triệu đồng/người/tháng...

tu nay den nam 2020 ha noi se trie n khai nhie u chi nh sa ch ho tro la ng nghe
Hà Nội hiện đang khuyến khích áp dụng công nghệ mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làng nghề. Ảnh tư liệu.

Để có được kết quả trên, trong năm 2017, TP đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP. Hà Nội. Kế hoạch đưa ra mục tiêu đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề cho khoảng 30.000 lao động (bao gồm cả nguồn khuyến công, khuyến nông và đào tạo nghề cho lao động nông thôn); tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 100 chủ doanh nghiệp là giám đốc, phó giám đốc các cơ sở sản xuất làng nghề.

Đồng thời, hỗ trợ 10 dự án đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại các làng nghề (bao gồm cả nguồn khuyến công, khuyến nông và phát triển nông thôn); hỗ trợ từ 10 - 15 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu, hỗ trợ từ 8 - 10 làng nghề xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể.

Cùng với đó, hỗ trợ khoảng 480 cơ sở, doanh nghiệp tham gia 15 Hội chợ trong nước, 80 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia 5 Hội chợ nước ngoài…

Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội Hoàng Xuân Thủy cho biết, cùng với các chính sách hỗ trợ của thành phố, các hiệp hội làng nghề, các hộ sản xuất cũng đã chủ động quan tâm, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất. Các làng Phú Yên (huyện Phú Xuyên), Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm)… sử dụng máy móc chuyên dụng trong nghề may. Các làng dệt len Ỷ La, La Dương, La Nội (quận Hà Ðông) sử dụng máy dệt với công nghệ lập trình vi tính, dây chuyền sản xuất tự động.

Làng nghề tăm Quảng Nguyên (huyện Ứng Hòa) sử dụng công nghệ mới trong sấy nguyên liệu. Làng nghề sơn mài xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) áp dụng công nghệ ép viên nén năng lượng và tạo cốt… Việc đổi mới công nghệ, thiết bị đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ðức Chung cho biết, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng sản xuất làng nghề sẽ chiếm khoảng 8,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tiến hành xử lý ô nhiễm môi trường cho 50 làng nghề đang có mức ô nhiễm nghiêm trọng; nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 50 làng nghề; tạo việc làm ổn định từ 800 nghìn đến một triệu lao động nông thôn với thu nhập đạt từ 35 triệu đến 40 triệu đồng/người/năm…

Ðể thực hiện được những mục tiêu này, TP sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề nói chung, trong đó chú trọng khuyến khích áp dụng công nghệ mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làng nghề. Thành phố sẽ đẩy mạnh liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học để đặt hàng nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các công nghệ mới cho làng nghề; hỗ trợ vốn đầu tư, đào tạo lao động, mở rộng mặt bằng... để các hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề có điều kiện hoạt động tốt nhất, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế Thủ đô và bảo đảm an sinh xã hội.

                                                                                 Theo: phapluatxahoi.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.519.411
Tổng truy cập: