Tin tức nổi bật
Thanh Hóa: Làng rèn Tất Tác trường tồn cùng thời gian
(Ngày đăng: 13/06/2017   Lượt xem: 589)
Không ai còn nhớ làng rèn Tất Tác có từ khi nào. Những người già trong làng chỉ nhớ tên người đã có công mang nghề đến với làng và bám trụ tại đây.
Làng Tất Tác, nay là làng Ngọ, làng Bùi, và làng Sơn, thuộc xã Tiến Lộc, Hậu Lộc (Thanh Hóa). Ngôi làng này được biết đến với nghề rèn truyền thống.

Bằng việc rèn ra các loại vũ khí và công cụ hỗ trợ chiến đấu, nghề rèn Tiến Lộc đóng vai trò không nhỏ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đây cũng là nơi cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp những người thợ tài ba trong lĩnh vực cơ khí.

Tương truyền vào thế kỷ thứ XVII, có ông Lê Cao Sơn, người đất Bắc di cư vào Thanh Hóa sinh sống, khi đến chân núi Bận, thuộc làng Tất Tác thấy dân cư nghèo khó, cụ  liền dạy cho nghề rèn, từ đó nghề rèn bắt đầu hình thành và bám rễ sâu trên mảnh đất này.

Để tưởng nhớ công lao của ông tổ nghề rèn, dân làng đã lập nơi thờ tự ghi  “Thánh tổ nghề rèn”, thường xuyên khói nhang thành kính. Miếu thờ cụ Lê Cao Sơn, được xây dựng ở vị trí trang trọng trong đình làng Ngọ.

Đền thờ ông tổ nghề rèn được đặt ở vị trí khang trang trong đình làng.

Nhiều thế kỷ trôi qua, làng Tất Tác đã định hình và phát triển, trở thành một làng nổi tiếng bậc nhất trong nghề rèn, sánh ngang với làng rèn ở Đa Hội, Bắc Ninh và làng rèn Nho Lâm ở Nghệ An. Người dân Tất Tác không chỉ hành nghề trong làng mà còn mang nghề đi khắp nơi để kiếp sống.

Cụ Phạm Thị Thánh (91 tuổi) cho biết: “Dân làng ở đây học nghề từ khi còn rất nhỏ. Sau khi được các cụ truyền nghề, họ đi khắp nơi, đặc biệt có những người sang tận nước Lào để kiếm sống”.

Không chỉ sản xuất dụng cụ phục vụ lao động sản xuất, trong kháng chiến, làng rèn trở thành nơi cung cấp vũ khí cho tiền tuyến đánh thắng giặc ngoại xâm.

Ông Kiều Văn Hệ (83 tuổi), nghệ nhân trong làng chia sẻ: “Những năm đầu kháng chiến, làng nhận được mật lệnh rèn đao, giáo, mác… sau đó bí mật đưa lên chiến khu Ngọc Trạo cho Việt Minh đánh giặc. Không chỉ có vậy, làng còn là nơi giấu cán bộ cách mạng đến đúc súng phục vụ kháng chiến, dưới danh nghĩa rèn dụng cụ lao động nhằm qua mặt Pháp và bọn tay sai…”.

Nghề rèn là nghề vất vả, cần sức lực và tính tỷ mỷ, nhưng hàng trăm năm nay làng rèn không mai một mà vẫn tồn tại và phát triển đến tận ngày nay, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước đưa các hộ dân từ đói nghèo đến đủ ăn, có của ăn của để.

Từ khi đất nước đổi mới, cơ chế thị trường mở rộng, nghề rèn Tiến Lộc (xưa là làng rèn Tất Tác) đã từng bước hiện đại hóa. Làng nghề chủ động du nhập các loại máy móc công nghiệp mới, mở rộng xưởng sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm của làng không chỉ dừng lại tiêu thụ trong nước mà còn mở rộng sang thị trường Lào, Camphuchia và Thái Lan.

Nhờ máy móc công nghệ, các công nhân trong xưởng rèn đỡ vất vả hơn, hiệu  quả lao động lại cao.

Đặc biệt, từ khi tỉnh Thanh Hóa đầu tư vào đây thành một làng nghề tập trung, đã tạo cơ hội để xã Tiến Lộc thành trung tâm giao thương hàng hóa. Sản phẩm của làng không chỉ dừng lại ở cái cuốc, cái cày mà còn vươn tới sản xuất những dụng cụ cơ khí như nhíp ô tô, đường ray tàu hỏa, bánh máy…

Nguyên liệu phục vụ nghề rèn của làng cũng từng bước được mở rộng, không chỉ dừng lại ở một vùng miền mà còn vươn tới tận Hà Nội, Phú Thọ, góp phần kéo theo dịch vụ nơi đây phát triển mạnh mẽ.

Anh Ngọ Văn Thành Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc cho biết: “Hiện nay nghề rèn đã thành mũi nhọn phát triển kinh tế ở Tiến Lộc. Năm 2016, tổng giá trị thu nhập từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt 187 tỷ đồng, bình  quân 26 triệu đồng trên người.

Không chỉ vậy, làng nghề phát triển đã tạo công ăn việc làm ổn định cho các hộ trong xã và các vùng lân cận. Mức thu nhập bình quân của các thợ làm việc trong xưởng dao động từ 150 – 300 nghìn đồng/ngày.

Nghề rèn vốn nặng nhọc, nhưng với bản tính cần cù, chăm chỉ cùng với sự thông minh sáng tạo, những người thợ thủ công trên đất Tiến Lộc ngày càng hoàn thiện các kỹ năng làm nghề để rồi từ đời cha ông đến con cháu tạo dựng nên nghề rèn phát triển đến ngày nay và mai sau.
                                                                                              Theo: antt.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.496.082
Tổng truy cập: