Tin tức nổi bật
Làng nghề làm chổi đót truyền thống Hà Ân
(Ngày đăng: 06/06/2017   Lượt xem: 639)
Cũng như bao làng nghề khác, Làng Hà Ân (Thạch Mỹ, Lộc Hà) đã dày công xây dựng, tạo nên danh tiếng cho nghề truyền thống của mình: nghề làm chổi đót.

Làng Hà Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà) là một làng quê nghèo thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nhiều tên gọi khác nhau. Trước đây, từng được gọi là Làng Bến, rồi làng Hạ Ân, Hà Mỹ. Đến những năm 90 của thế kỷ trước thì làng tách thành 2 thôn, là thôn Hà Bắc và Hà Nam. Đến năm 2013, theo chủ trương sáp nhập thôn, xóm của tỉnh, 2 thôn sáp nhập lấy tên là thôn Hà Ân. Thôn nằm về phía Tây Bắc của xã Thạch Mỹ, được hình thành bởi các dòng họ chính, đó là dòng họ Tô; dòng họ Ngô; dòng họ Phan; dòng họ Phạm.

Sản phẩm chổi đót của làng Hà Ân được đưa đi tiêu thụ rộng khắp trong cả nước

Với diện tích đất tự nhiên là 127,74ha, làng có 255 hộ dân, với 1.026 nhân khẩu.  Theo dòng chảy của thời gian, làng quê này sống chủ yếu là nghề sản xuất nông nghiệp, quanh năm người dân chỉ sản xuất bấp bênh 2 vụ trên đồng ruộng. Bởi vì sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, chưa có hệ thống thủy lợi, nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, họ đã phải bươn chải và làm đủ nghề để kiếm kế sinh nhai. Cũng như bao làng quê khác của Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, những làng nghề được người dân dày công xây dựng như: làng nghề mộc Thái Yên, nghề rèn Trung Lương, nghề làm nón Ba Giang, nghề làm chiếu ở Nghèn… thì ở thôn Hà Ân, xã thạch Mỹ có nghề làm chổi đót.

Cũng không ai biết rằng nghề làm chổi đót có từ bao giờ và du nhập vào làng bằng cách nào, chỉ biết rằng những người lớn tuổi truyền đạt lại vào khoảng thập niên 40-50 của thế kỷ XVIII, những người nông dân sản xuất, sau thời gian nhàn rỗi họ lên núi Hồng Lĩnh, Thạch Hương, Thạch Điền khai thác cây đót phơi khô bó thành từng bó đưa về, dưới bàn tay của những người nông dân lao động, những cây chổi được ra đời.

Sản xuất chổi đót bằng phương pháp thủ công truyền thống

Nghề làm chổi đót không đòi hỏi trình độ cao bởi vì họ làm thủ công, những người cần cù, khéo léo, cẩn thận một chút là đã cho ra đời sản phẩm rồi, nghề lại rất phù hợp với mọi lứa tuổi, nhỏ thì bóc tách đót, người lớn thì vót mây, bện chổi, nghề lại tận dụng tối đa mọi thời gian, ban ngày, ban đêm, kể cả những lúc truyện trò trao đổi kinh nghệm trong cuộc sống cũng làm ra sản phẩm. Trước đây do điều kiện, giao thông đi lại khó khăn người dân khai thác đót ở những vùng lân cận, nay điều kiện phát triển khai thác đót đã đi đến những miền xa xôi hơn như sang Lào, vùng Tây Bắc như Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng…, sản phẩm làm ra được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong cả nước.

Với bà con nông dân ở đây, từ người già cho đến trẻ nhỏ, những ai sinh ra từ làng quê này đều biết làm nghề chổi đót, thông thường thì đót được bà con thu mua, khai thác vào cuối năm, dữ trữ sản xuất quanh năm, hễ có thời gian rỗi là bà con tranh thủ làm, qua đánh giá, khảo sát thị trường, đây là nghề phụ nhưng lại cho thu nhập khá cao, đã góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Nghề làm chổi đót của thôn Hà Ân đã có bề dày lịch sử đi qua một chặng đường hơn 150 năm, căn cứ vào quá trình phát triển, tính chất của nghề nghiệp và đặc điểm của thời đại, có thể phân ra các giai đoạn hình thành và phát triển của làng nghề: Ngày xưa trên địa bàn núi Hồng Lĩnh đều mọc đầy loại cây đót là nguồn nguyên liệu chính để người dân thôn Hà Ân xã Thạch Mỹ thuận lợi nguồn nguyên liệu để sản xuất chổi đót, từ đó sản phẩm chổi đót Hà Ân được đưa đi bán khắp nơi trong tỉnh.

Tháng 8 năm 1945 cách mạng bùng nổ, lịch sử dân tộc bắt đầu chuyển sang một trang mới. Làng nghề lại bắt đầu hồi phục cuộc sống. Nhưng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại bắt đầu, hầu hết những thanh niên thuộc lớp trai trẻ của quê hương đã lần lượt ra trận, bảo vệ đất nước. Còn lại ở địa phương là người già, phụ nữ, trẻ em nên việc vào núi lấy đót không được rầm rộ như trước. Dù vậy, người dân ở đây vẫn duy trì nghề phụ để bảo đảm cuộc sống và chi viện cho chiến trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, thực hiện phong trào “Thi đua ái quốc”, người dân nơi đây ngoài việc khai hoang, phục hóa đất sản xuất còn tập trung phát triển nghề làm chổi đót. Chỉ trong một thời gian ngắn, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đã tạo điều kiện cho bà con hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu quyên góp trong các cuộc vận động ủng hộ kháng chiến.

Không khí làng nghề thủ công nhộn nhịp khắp các đường làng, ngõ xóm.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, với chủ trương của Nhà nước về giao đất, giao rừng cho người dân thì các diện tích có cây chổi bị phá và thay vào đó là các loại cây lâm nghiệp, nên nguồn nguyên liệu làm chổi đót ngày càng khan hiếm. Để duy trì nghề, người dân phải đi vào Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và ra các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng… để khai thác, thu mua đót. Sau nhiều năm duy trì và tích lũy, đến nay nghề làm chổi đót thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ đã đứng vững trên thị trường, hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ rộng khắp trên cả nước.

Những năm gần đây, với nhiều chính sách của tỉnh, của huyện về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, nghề làm chổi đót lại có điều kiện mở rộng sản xuất, dân làng Hà Ân phải sang tận nước bạn Lào khai thác và thu mua đót, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương và năng cao thu nhập. Trên địa bàn toàn thôn giờ có khoảng 209 lao động chính làm nghề chổi đót, bình quân 02 lao động/hộ, 01 lao động thường xuyên, 01 lao động thời vụ, người lao động có tay nghề cao, nhưng chủ yếu là tự học và do cha ông truyền lại, thu nhập bình quân từ 2 đến 3,5 triệu đồng một tháng đối với lao động thường xuyên, 0,5 đến 1,5 triệu đồng một tháng đối với lao động thời vụ.

Các loại sản phẩm chổi đót như chổi quét nhà, chổi quét bàn thờ, chổi chà tường, đót sơ chế, hình thức sản xuất hộ gia đình, thị trường tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc từng thời điểm và chủ yêu cung cấp hàng hóa phục vụ nhu cầu nội địa. Thực trạng sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, các tổ chức và cá nhân chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất.

Với hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình với phương pháp thủ công nên nghề truyền thống của địa phương này đã được gìn giữ. Những nếu được sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương và đặc biệt là sự quan tâm đầu tư, áp dụng máy móc công nghệ cao vào chế biết nguyên liệu đót, sản xuất chổi đót và các sản phẩm từ cây đót hữu dụng trong đời sống thì làng nghề truyền thống sản xuất chổi đót Hà Ân mới hòa vào bối cảnh kinh tế thị trường, mới thực sự giữ vững thương hiệu làng nghề truyền thống.

                                                                                        Theo: giadinhphapluat.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.516.505
Tổng truy cập: