Tin tức nổi bật
Làng nghề truyền thống đang “lụi dần”?
(Ngày đăng: 06/05/2017   Lượt xem: 618)
Sự xuất hiện của nhiều mặt hàng mới trong trong thời buổi mở cửa thị trường đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển rất nhiều. Song chính điều này cũng khiến cho nhiều làng nghề truyền thống không cạnh tranh kịp, đã và đang lụi dần đi.

Hậu thời vàng son

Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 2.017 làng nghề truyền thống với 11 triệu lao động, số lượng lao động là thanh niên chỉ chiếm 35%, khiến nhiều làng nghề truyền thống đang có nguy cơ thất truyền, mai một dần.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các làng nghề dần dần bị lụi tàn. Một phần do sản phẩm thủ công không còn đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm công nghiệp, sản phẩm bán ra không nhiều nên các làng nghề không chịu nỗi sức ép cạnh tranh.

Phần nữa, người tiêu dùng cũng không còn ưa chuộng sản phẩm của làng nghề bởi nó không còn giữ được nét nguyên sơ truyền thống nhưng lại không được đẹp như các sản phẩm công nghiệp.

Còn một nguyên nhân quan trọng khác phải kể đến là các thế hệ sau dường như không còn mặn mà với làng nghề truyền thống, yếu tố “cha truyền con nối” dần mất đi, làng nghề cũng trở nên “yếu ớt” trước cơn lốc thị trường. 

Từ Trung bộ ra Bắc bộ, không ít làng nghề đã ngừng hoạt động. Quảng Ngãi từng là nơi tồn tại của hàng chục làng nghề truyền thống nhưng cho đến hiện tại chỉ còn 3 làng nghề tồn tại: làm chổi, dệt chiếu và đan lác. Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định là những tỉnh có làng nghề truyền thống nhiều và hoạt động mạnh nhất ở khu vực miền Trung vào những năm 90 của thế kỷ XX.

 Trước sức ép cạnh canh với các mặt hàng công nghiệp hiện đại, một số làng nghề khác như Tò he, mộc Sấu, đan bàng… đang đứng trước nguy cơ mất hẳn.
 Trước sức ép cạnh canh với các mặt hàng công nghiệp hiện đại, một số làng nghề khác như Tò he, mộc Sấu, đan bàng… đang đứng trước nguy cơ mất hẳn.

Bài toán tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề truyền thống không chỉ phụ thuộc vào thị trường trong nước. Để phát triển, các sản phẩm đó phải khoác lên mình diện mạo mới và vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn vài làng nghề hoạt động nhỏ, lẻ với vài ngàn lao động hoặc hoạt động theo quy mô gia đình.

Nếu như gốm xứ Bát Tràng nổi danh ở Hà Nội được người dân ưa chuộng thì vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của các mặt hàng thủy tinh, nhựa đã khiến gốm Bát Tràng thưa thớt khách hàng, hàng hóa ứ đọng. Làng tranh Đông Hồ cũng đang dần mất đi thị trường vì khách hàng không còn mặn mà. Thay vào đó, những người làm tranh Đông Hồ phải chuyển sang làm vàng mã để tồn tại.

Những năm 1998 - 2001, nghề tơ tằm ở Bắc Ninh phát triển rất mạnh, số lao động tham gia lên đến vài chục ngàn nhưng cho đến thời điểm hiện tại, chỉ còn có vài hộ gia đình duy trì, lao động làng nghề tơ tằm thì chuyển sang ngành nghề khác.

Lối thoát và cơ hội

Thoi thóp trước sức ép cạnh canh với các mặt hàng công nghiệp hiện đại, một số làng nghề khác như tò he, mộc Sấu, đan bàng… đang đứng trước nguy cơ mất hẳn. Trước tình hình đó, một số làng nghề trong cả nước đang dần thay đổi để có thể phù hợp với thị trường hơn.

Với mong muốn dựng lại làng nghề truyền thống của cha ông, không ít bạn trẻ đang mang nhiều ý tưởng mới, hình thức mới trở về vựt dậy làng nghề. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, chủ đạo trước đây của làng nghề, thế hệ trẻ cải tiến, cho ra đời nhiều mặt hàng mới, kiểu dáng hiện đại, thời thượng hơn. Có thể nói, đây là một cuộc cải cách mới cho làng nghề để tiếp tục giữ lửa và truyền lửa dài lâu.

Những người trẻ với quyết tâm cống hiến bằng tất cả các kiến thức mà mình có được hứa hẹn sẽ đêm đến cho các sản phẩm làng nghề truyền thống diện mạo mới.
Những người trẻ với quyết tâm cống hiến bằng tất cả các kiến thức mà mình có được hứa hẹn sẽ đêm đến cho các sản phẩm làng nghề truyền thống diện mạo mới.

Những người trẻ với quyết tâm cống hiến bằng tất cả các kiến thức mà mình có được hứa hẹn sẽ đêm đến cho các sản phẩm làng nghề truyền thống diện mạo mới. Đó là sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và truyền thống.

Cuộc cách mạng sản phẩm đang diễn ra trong lúc thị trường đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm thiên nhiên. Chất lượng cuộc sống đang ngày càng đươc cải thiện, người tiêu dùng quá ngán ngẫm trước những sản phẩm công nghiệp với thành phần làm từ các hóa chất độc hại, tàn phá môi trường. Hơn bao giờ hết, nhu cầu “sống sạch”, thân thiện với môi trường đang dần hình thành và phát triển trong suy nghĩ của những người tiêu dùng hiện đại.

Sau quá trình “thai ngén”, cuộc đại cách mạng bùng nổ, các làng nghề sẽ được vượt dậy. Rồi đây, các sản phẩm không chỉ phát triển ở thị trường trong nước mà nó còn vươn ra thị trường quốc tế.

Sản phẩm làng nghề truyền thống phát triển trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm tự nhiên của người tiêu dùng. Khi tiếp cân thị trường thế giới, sản phẩm của các làng nghề sẽ là cầu nói, mang hình ảnh về con người và văn hóa Việt Nam khắp 5 châu.

                                                                                             Theo: phapluatplus.vn                                          

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.494.320
Tổng truy cập: