Tin tức nổi bật
Trống Đọi Tam: Phát triển manh mún
(Ngày đăng: 19/08/2014   Lượt xem: 837)
Sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm nên sản phẩm trống Đọi Tam thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ khiến thu nhập của người lao động ngày một giảm. Để lưu giữ và phát triển nghề truyền thống này, người dân nơi đây đang rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành , đặc biệt là việc quảng bá thương hiệu.

Làng nghề trống Đọi Tam đang đối mặt với nguy cơ mai một

Làng nghề trống Đọi Tam đang đối mặt với nguy cơ mai một

 Lợi thế khó phát huy

Để hiểu rõ vấn đề trên, phóng viên Báo Công Thương đã tìm đến nhà ông Lê Ngọc Minh - Trưởng thôn Đọi Tam. Theo lời giới thiệu của ông Minh, người dân Đọi Tam may mắn có nghề trống truyền thống nên việc sản xuất trống thời gian trước đây cho thu nhập khá so với nhiều ngành nghề khác, vào thời kỳ cao điểm làng trống Đọi Tam có khoảng 500 hộ sản xuất.

Nhưng do cuộc sống ngày một thay đổi, việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu còn hạn chế nên hợp đồng tiêu thụ trống những năm gần đây không nhiều, bình quân mỗi hợp đồng chỉ tiêu thụ được từ 20 - 100 quả trống. Cũng bởi thế, thu nhập của người lao động làm trống ngày một giảm sút, chỉ đạt khoảng 2 triệu đồng/người/tháng, khiến cuộc sống của người dân làng nghề gặp không ít khó khăn.

Sản xuất ít, tiêu thụ khó khăn, nhiều lao động địa phương đã phải chuyển nghề khác để có thu nhập cao hơn. Trẻ em đang tuổi đi học được định hướng chú tâm vào học chữ để thoát cảnh làm nghề. Tính đến nay, Đọi Tam chỉ còn khoảng 200 hộ gia đình sản xuất trống, trong đó số người thường xuyên tham gia sản xuất ngày một giảm và chủ yếu tập trung vào một số cơ sở mang tính tập trung. Điều đáng nói, mặc dù số lượng hộ gia đình làm trống đã giảm nhiều nhưng số lượng trống lại tăng lên gấp 5 tới 10 lần so với trước đây.

Lượng tăng, chất lại giảm

Có được con số tăng trưởng sản lượng nói trên, các hộ dân đã phải đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, bình quân mỗi ngày, một người thợ có thể làm được khoảng 10 tang trống (bộ khung của trống), thay cho trước đây làm thủ công 2 người phải làm khoảng 2 ngày mới xẻ xong một tang trống với bề mặt 44 đến 48 cm. Nhờ đầu tư máy móc, đổi mới thiết bị, nên việc sản xuất trống đã cho năng suất cao hơn, nhưng do chi phí đầu tư cao nên không phải hộ sản xuất nào cũng đủ tài chính để thực hiện.

Tuy nhiên, dù đã đầu tư lớn, nhưng so với các nước khác trên thế giới, trống của Việt Nam còn kém về chất lượng, mẫu mã, nên sản phẩm trống Đọi Tam sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ nội địa, chưa xuất khẩu. Chính bởi nguyên nhân này nên số lượng trống tiêu thụ không tăng, bởi nhu cầu trong nước không nhiều.

Nhiều khó khăn, thách thức nên việc lưu giữ và phát triển nghề truyền thống làm trống Đọi Tam đang cần sự bứt phá về công nghệ, mẫu mã và đặc biệt là mở rộng thị trường tiêu thụ. Trống Đọi Tam muốn xuất khẩu được đòi hỏi công nghệ cao hơn hiện nay rất nhiều. Trong khi đó, người dân nơi đây sản xuất - kinh doanh còn mang tính nhỏ, lẻ, chưa đủ tiềm lực đầu tư máy móc hiện đại. Do vậy, làng nghề Đọi Tam đang rất cần tới sự hỗ trợ của nhà nước tạo điều kiện về cơ chế để các hộ sản xuất - kinh doanh tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, đặc biệt là hỗ trợ đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm.

                                                                                                         Theo: baocongthuong.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.519.489
Tổng truy cập: