Tin tức nổi bật
“10 năm tới là cơ hội vàng cho da, giày Việt Nam”
(Ngày đăng: 16/08/2014   Lượt xem: 919)

“Những lợi thế đạt được trong các hiệp định tự do thương mại (FTA) đã và đang đàm phán là cơ hội vàng của ngành da, giày, túi xách Việt Nam không chỉ trong năm 2014 mà là trong 10 năm tới”, theo Chủ tịch Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam (LEFASO) Nguyễn Đức Thuấn. 

“10 năm tới là cơ hội vàng cho da, giày Việt Nam”

10 năm tới là cơ hội vàng cho ngành da giày túi xách Việt Nam

Vươn ra biển lớn
Thông qua các hiệp định, ưu đãi thương mại đã ký kết và đang đàm phán với EU, Mỹ và các nước ASEAN, trong thời gian tới, ngành da giày túi xách Việt Nam có lợi thế so sánh lớn hơn nhiều so với các nước.
Mới nhất, từ ngày 1/1/2014, các sản phẩm giày dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU trong vòng 3 năm là một ưu thế lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam khi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2013 với trị giá 3,4 tỷ USD.
Đặc biệt, trong tương lai với những ưu đãi thuế từ Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU, da giày túi xách được xem là mặt hàng Việt Nam sẽ được hưởng lợi và kỳ vọng gia tăng xuất khẩu thông qua cơ hội tiếp cận những thị trưởng lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU hay các thị trường tiềm năng Việt Nam chưa ký FTA như Canada, Mehico, Peru.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa khẳng định: “Dệt may và da giày là những ngành có lợi thế rất lớn sau những đàm phán FTA. Chúng ta cũng mong rằng sau khi những hiệp định đàm phán mới có kết quả thì sẽ mang lại doanh thu lớn hơn nữa cho ngành da dày, dệt may trong xuất khẩu và cố gắng kim ngạch xuất khẩu da giày, dệt may tăng lên gấp đôi”.
Tiềm năng sân nhà
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch LEFASO Nguyễn Đức Thuấn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh: Bên cạnh những cơ hội xuất khẩu từ các hiệp định song phương, đa phương đã và đang ký kết thì thị trường trong nước vẫn còn rất nhiều cơ hội. Hiện chúng ta mới chiếm được 55% giày dép trong nước, trong khi tăng trưởng của thị trường trong nước rất cao, nhu cầu tiêu dùng lớn.
Báo cáo của Hiệp hội da giày túi xách cho biết, riêng về giày dép, tổng dung lượng thị trường nội địa ước chừng 130 – 140 triệu đôi/năm, có tổng giá trị tương đương 1,5 tỷ USD. Song sản lượng giày dép do doanh nghiệp trong nước sản xuất và tiêu thụ nội địa mới đạt ở mức khoảng 70 – 75 triệu đôi, còn lại chủ yếu nhập qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.
Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế Xã hội Quốc giaTS. Tạ Đình Xuyên chia sẻ: "Tiềm năng thị trường nội địa là rất lớn, hiện chúng ta mới nhìn nhận 90 triệu dân là nguồn lực lao động dồi dào mà chưa nhìn nhận họ là những khách hàng tiềm năng".
Theo ông Phạm Hồng Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Hà Nội, những năm tới, cơ hội rất nhiều mà thách thức cũng không kém, doanh nghiệp da giày túi xách phải tự vận động, có chiến dịch làm thế nào đó để xây dựng uy tín của doanh nghiệp.
Hiện xuất khẩu vào thị trường các nước, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rào cản kĩ thuật rất cao. Trong khi, nhập khẩu vào Việt Nam chưa có cơ quan kiểm soát tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe như nhiều nước, hàng fake, kiếm chất lượng, hàng có hại cho sức khỏe, nguy hại đến môi trường vẫn tràn lan.
Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu với tiêu chuẩn cao, do vậy có giá thành cao khi bán tại thị trường nội địa, khó cạnh tranh với hàng kém chất lượng nhập khẩu.
Việc mở cửa thị trường theo các cam kết FTA với mức thuế nhập khẩu về 0% cũng sẽ là một thách thức lớn của ngành da giày nội địa, phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn.
Song Chủ tịch LEFASO Nguyễn Đức Thuấn khẳng định: “Đây là cơ hội vàng cho ngành công nghiệp da giày túi xách Việt Nam. Bây giờ chỉ còn cái là làm sao để doanh nghiệp Việt Nam cố gắng vùng lên, “cướp” lấy thời cơ vàng trong mười năm tới”.
Bảng đánh giá lợi thế so sánh của ngành da giày túi xách Việt Nam so với các nước
 Quốc gia TPP  GSP  Cơ sở hạ tầng  Thời gian sản xuất  Chi phí lao động 2013/2012
(USD/ giờ) 
 Việt Nam Hưởng thuế ưu đãi US MFN, giúp giảm chi phí, dễ tiếp cận khách hàng.  Hưởng thuế ưu đãi EU MFN trung bình 3,5%, không chịu thuế phá giá giày mũ da  Tỷ lệ nội địa hóa nhiều sản phẩm đạt 65%, riêng đối với đơn vị sản xuất giày thể thao chủ yếu nhập da thuộc cao cấp  45/60 ngày 0,8/0,7
Lương tối thiểu 67 USD/ tháng 
 Trung Quốc Không  Không  Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh chuỗi cung  45/60 ngày   1,9/1,6
Lương tối thiểu 138 USD/tháng, suy giảm lực lượng lao động (LLLĐ)
 Inđônêxia  Không  Không  Có nhà máy sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu (NVL)  45/60 ngày  1,75/1,35
Lương tối thiểu 71 USD/tháng
 Ấn Độ  Không   Không  Nguồn da thuộc, nhập khẩu NVL  60 ngày  0,85/0,75
Lương tối thiểu 65 USD/tháng
 Bangladesh  Free  Hưởng GSP  Nguồn cung thuộc da tốt, nhập khẩu 100% NVL trừ da, cơ sở hạ tầng kém, chính sách khuyến khích của chính phủ 10 năm  > 80 ngày  0,44
Lương tối thiểu 38 USD/tháng, LLLĐ dồi dào
 Ethiopia  Free  Hưởng GSP  Nguồn cung thuộc da tốt, nhập khẩu 100% NVL trừ da, cơ sở hạ tầng kém  100 ngày  0,32/0,23
LLLĐ dồi dào

                                                                                                                                 (Nguồn: LEFASO)

                                                                                                            Theo: bizlive.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.519.345
Tổng truy cập: