Tin tức nổi bật
Lặng lẽ Hà Thành trên đất Tây Nguyên
(Ngày đăng: 05/08/2014   Lượt xem: 869)

Tiệm ảnh Hương Ký tại Buôn Ma Thuột năm 1961.

Nói về nghệ thuật chơi ảnh ở Hà Nội, tủ sách 1.000 năm Thăng Long còn ghi năm 1905 có hiệu ảnh của người Việt rất nổi tiếng là hiệu ảnh Hương Ký ở 86 Hàng Trống. Đến nay, qua thời gian, nhà 86 Hàng Trống không còn tồn tại hiệu ảnh, nhưng danh thơm Hương Ký vẫn còn ở một miền xa.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Hương Vượng - chủ tiệm ảnh cùng tên ở TP.Buôn Ma Thuật (Đắk Lắk) - là cháu nội cụ Nguyễn Lan Hương (1887-1949, chủ tiệm ảnh Hương Ký xưa). Năm 2009, Hương Vượng đã tạo ấn tượng mạnh trong triển lãm ảnh nghệ thuật của Chi Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đắk Lắk khi thể hiện tấm ảnh “mặt nạ” với phong cách ảnh thử nghiệm và tiệm ảnh “cha truyền, con nối” mang phong cách hào hoa Hà Thành của gia đình ông đã mở ra một phong cách nghệ thuật mới trên miền đất nắng gió cao nguyên.
Tiệm ảnh Hương Vượng, Hương Phong nức tiếng của TP.Buôn Ma Thuột hôm nay vốn bắt nguồn từ tiệm ảnh Hương Ký xưa. Khi cụ Hương mất, tiệm ảnh Hương Ký được giao cho con trai là Nguyễn Đức Thuận quản lý. Năm 1955, ông Thuận chuyển gia đình vào Sài Gòn và sau đó chọn Buôn Ma Thuột làm nơi lập nghiệp. Làm ăn phát đạt, Hương Ký ở Buôn Ma Thuột cũng được các thế hệ cháu con của cụ Hương tách ra làm các hiệu ảnh nhỏ với tên như Hương Phong, Hương Vượng và vẫn chủ yếu làm ảnh dịch vụ...
Ông Nguyễn Đức Thuận dù định cư ở nước ngoài, vẫn đau đáu về nguồn gốc gia đình. Chính ông đã tự mày mò học gõ máy tính, sắm chiếc máy ảnh kỹ thuật số, học lại từ đầu những thao tác cơ bản về ảnh khi áp dụng khoa học công nghệ mới. Ngoài 70 tuổi, ông vẫn hoàn thành cuốn tài liệu 70 trang giấy khổ A4 viết về những kỹ thuật cơ bản khi sử lý ảnh qua photoshop để dạy cho con cháu giữ nghề... Ông cụ từng tâm sự, cái chất lãng tử hào hoa Hà Thành đã ngấm vào máu thịt, nên dù đi đâu về đâu vẫn đau đáu với thủ đô để ước một ngày trở về.
Say sưa nói về nghiệp nhà, cụ Thuận cũng bật mí cho biết chủ nhân của tiệm ảnh Hương Ký xưa là một nhà nhiếp ảnh, làm phim nổi tiếng của hồi đầu thế kỷ 20. Cụ Hương Ký chính là người sản xuất bộ phim đầu tiên ở nước ta có tựa đề "Đồng tiền kẽm tậu được ngựa" (1921), tiếp đến là các phim "Ninh Lăng" (1926), "Tấn tôn Đức Bảo Đại" (1926), "Đám tang tướng Đường Kế Nghiêu" (1929)...
Hà Thành có hẳn một làng nghề ảnh là làng nghề Lai Xá ở huyện Hoài Đức. Nơi đây sản sinh những thế hệ đầu tiên làm chủ những hiệu ảnh danh tiếng quanh hồ Hoàn Kiếm. Hương Ký chỉ là một cái tên quan trọng góp vào câu chuyện Thăng Long - Hà Nội thêm phong phú.
                                                                                                  Theo: laodong.com.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.519.837
Tổng truy cập: