Tin tức nổi bật
Làm bằng tay
(Ngày đăng: 04/08/2014   Lượt xem: 976)


Sản xuất hàng mây tre đan mỹ nghệ.

Đến năm 2020 chưa ai dám chắc nước ta có thể trở thành nước công nghiệp như dự kiến. Mà cũng không còn là nước nông nghiệp bởi nông nghiệp càng ngày càng giảm tỉ trọng, đang mất đi tính tiên phong thời đầu đổi mới, thậm chí tụt hậu đáng báo động. Cũng có một cách nhìn khác: Xã hội tiền công nghiệp không phải xã hội nông nghiệp mà là xã hội thủ công.

Phân biệt đơn giản là thế giới đồ vật được tạo ra đơn chiếc - khác nhau - bằng tay hay hàng loạt - giống nhau - bằng máy. Ta còn ở giai đoạn này chăng? Câu trả lời chắc chắn là không vì hàng trăm ngàn làng nghề đang ngắc ngoải hoặc "mất tích", các dòng giống "nghệ nhân", "bàn tay vàng"… đang tuyệt chủng. Đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa có thương hiệu uy tín, đóng góp chưa xứng tầm vào thịnh vượng quốc gia. Thế giới đồ vật do Việt Nam làm ra đang ở tình trạng "bán công nghiệp", không còn là thủ công cũng chưa ra hàng công nghiệp. Nó, chẳng ra ngô chẳng ra khoai bởi dùng công nghệ cũ người ta đã thải đi, bởi mẫu mã "đầu Ngô mình Sở", sản phẩm nhiều lỗi kỹ thuật, không đạt chuẩn công nghiệp và hàng ngàn lý do khác… Tóm lại thế giới đồ vật đang tăng trưởng phì đại ở ta (từ to là cái nhà tới nhỏ là cái vỏ hộp cơm) là một thế giới hỗn độn và xấu xí bậc nhất.
Nhưng xin sang một khía cạnh khác của câu chuyện. Người ta càng ngày càng cảm nhận rằng cuộc sống hàng ngày sẽ ấm áp hơn, có tình người, thân thiện, dễ sống hơn với thế giới đồ vật làm bằng tay. Thế giới công nghiệp, hiện đại đầy tiện nghi, nhiều tiện ích, rất hào nhoáng nhưng quá lạnh lẽo, vô cảm bởi các siêu dây chuyền, siêu công nghệ sản xuất ra hàng triệu triệu sản phẩm tràn ngập toàn cầu giống nhau và hoàn chỉnh theo thiết kế. Thật đáng giận khi không gian sống và hành động sống của tôi và bạn đang bị định dạng theo các format, các phần mềm bí ẩn của một đám người "siêu thông minh" trú ngụ ở đâu đó!
Tình trạng là chưa công nghiệp hóa nhưng thủ công đã thành di sản vật thể và phi vật thể. (Nghệ phẩm và tay nghề nghệ nhân) có hệ quả văn hóa, nhân văn lớn hơn ta tưởng. Con người từ thế kỷ trước mắc kẹt giữa hai vẻ đẹp - cũng là nhân tính của thủ công và của công nghiệp. Tấm thổ cẩm, tấm thảm len có lỗi thắt nút, nối sợi có giá trị bởi nó chứng tỏ không đã bị làm nhái bởi một công nghệ hoàn hảo! Cái đồng hồ, bộ áo quần, cái túi xách, thậm chí cái điện thoại di động và cái ô tô hàng hiệu giá ngất trời vì nó được "làm bằng tay", gia công đơn chiếc - độc nhất vô nhị. Giá trị món hàng được tính theo giờ lao động của người thợ mà một giờ thêu bằng tay tất cao giá hơn một giờ thêu bằng máy. Giá trị ở đây là cái "hơi ấm, tình người" sẽ đọng lại trong đồ vật. Sai lầm của thủ công trong quá trình HĐH, CNH là tìm cách công nghệ hóa từng phần các công đoạn của nghề thủ công, giảm đòi hỏi sự khéo tay, kỳ khu tỉ mẩn ở người thợ nhằm đi đến sản xuất nhanh, nhiều hơn. Vì thế hàng thủ công mất đi cá tính. Tính độc bản của hàng làm bằng tay được cộng thêm giá trị nghệ thuật nhờ cá tính độc đáo của nghệ nhân. Người thợ thủ công vụng về nhất cũng nên được tự do sáng tạo bởi như trên đã nói ngay một "lỗi kỹ thuật" cũng có thể tạo ra tính độc nhất cho sản phẩm. Không ít các hình vẽ sai so với mẫu của các anh thợ gốm vui tính lại hấp dẫn người mua và nhà sưu tập đồ cổ.
Trong quá trình HĐH, CNH đồ làm bằng tay di cư từ lĩnh vực hàng tiêu dùng sang lĩnh vực hàng du lịch, lưu niệm rồi len lỏi chế ngự vài lãnh địa cô đơn của hàng hiệu xa xỉ nhất. Tuy nhiên với một xã hội trung lưu phồn thịnh hơn và cơn bão lạnh lẽo vô cảm toàn cầu của hàng công nghệ cao giá rẻ thì đồ làm bằng tay có vẻ như đang dần trở lại với thế giới đồ vật trong mỗi ngôi nhà.
Lời khuyên đơn giản là: Hãy dùng vài đồ làm bằng tay hàng ngày trong nhà bạn: Một cái muỗng gỗ thô kệch, một cái làn bện bằng bèo tây, cái chạn bát bằng tre cật, cái rổ bánh mỳ bằng cành liễu hay cây mây, cái khăn bàn thêu tay vụng về… bạn sẽ thấy hơi ấm từ những nguyên liệu thiên nhiên và bàn tay người (thợ) không quen biết. Đảm bảo bạn sẽ thấy thực đơn nhà hàng 5 sao hay Resort xịn nhất cũng không thể địch nổi cái khoái thú “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao". Và cho dù những khoái thú nhân sinh đơn giản ấy đã hóa ra quá siêu thực, xa vời thì bạn trung lưu, trí thức của tôi vẫn nên thử dùng lại vài món đồ làm bằng tay xem sao.
                                                                                                   Theo: laodong.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.519.673
Tổng truy cập: