Tin tức nổi bật
Nhập gỗ sơ chế, ép phá rừng
(Ngày đăng: 12/07/2014   Lượt xem: 947)

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khuyến nghị Nhà nước cần sớm ban hành chính sách xúc tiến xây dựng các trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để hạn chế tối đa các thương lái Trung Quốc gây rối loạn thị trường gỗ Việt Nam.

 
  Ảnh minh họa

Với ngành gỗ Việt Nam thì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn. Vào năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc vượt 1 tỷ USD, trong tổng kim ngạch nhóm hàng này khoảng 5,56 tỷ USD, theo Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores) có lưu ý rằng, sản phẩm gỗ của Việt Nam bán sang Trung Quốc thường có giá trị gia tăng thấp vì chủ yếu các thương nhân Trung Quốc mua sản phẩm ở dạng sơ chế...

Nhưng, cảnh báo quan trọng hơn từ chuyên gia này là hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm với Trung Quốc có thể kìm hãm quản lý rừng bền vững của Việt Nam. Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2013, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam trên 200 triệu USD nhóm hàng gỗ và sản phẩm trên tổng nhập khẩu của nước ta đạt gần 1,65 tỷ USD. Xuất khẩu nguyên liệu gỗ ít nhưng nhập khẩu nhiều các loại sản phẩm thô gây sức ép lớn đến nguyên liệu đầu vào của ngành.

Hơn thế, các thương nhân Trung Quốc thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua gỗ nguyên liệu từ rừng trồng với các DN Việt Nam sản xuất các loại ván nhân tạo, giấy… khi thu mua trực tiếp từ người trồng. Lợi dụng tình hình thiếu vốn và thiếu thông tin thị trường của các hộ trồng rừng ở nông thôn và miền núi, thương nhân Trung Quốc nâng thu mua cao tạo sức ép cho các hộ chặt hạ cây rừng non, đường kính nhỏ. Điều đó đã dẫn tới tình trạng diện tích rừng trồng của các hộ gia đình không bền vững và không thể nuôi dưỡng thành rừng trồng gỗ lớn được.

Ông Quyền phân tích: Việc bán rừng non cho các thương lái Trung Quốc đã đưa lại những thiệt hại cho cả Nhà nước, DN và người dân. Bán 1m3 gỗ đường kính nhỏ từ rừng trồng non chỉ thu được từ 800.000 - 1.000.000 đồng, với năng suất chỉ đạt 60 – 70m3/ha. Nếu được nuôi dưỡng thêm 2-3 năm nữa, những cánh rừng non đó sẽ có cây gỗ đường kính từ 18 – 25 cm, bán được giá từ 2,5 - 3 triệu đồng/m3 với năng suất đạt từ 100 - 120m3/ha. Chuyên gia này cũng khuyến cáo, Việt Nam rất cần có chiến lược và tự chủ đối với tình trạng thu mua vơ vét tài nguyên rừng như trên.

Theo thống kê, từ 1996 đến tháng 3/2014, tổng số DN FDI của Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ được cấp giấy chứng nhận và đang sản xuất tại Việt Nam là 51 DN. Trong đó, 23 DN chuyên kinh doanh nguyên liệu thô, 6 DN kinh doanh các loại nguyên vật liệu phụ trợ và 22 DN kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư của 51 DN FDI từ Trung Quốc chỉ đạt 85,28 triệu USD, chiếm 0,31% trên tổng số vốn đầu tư của các DN FDI lâm nghiệp (2.730 tỷ USD).

Các DN FDI của Trung Quốc ngành gỗ hầu hết áp dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ. 22 DN kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu là sử dụng thiết bị lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm, không có dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh nào để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu hoàn chỉnh. Điều này cho thấy, các DN FDI của Trung Quốc chủ yếu kinh doanh nguyên liệu gỗ và các loại vật liệu phụ trợ.

Đặc biệt, một DN FDI này còn chuyển tải các loại chi tiết sản phẩm gỗ sơ chế từ Trung Quốc sang Việt Nam để lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm, đóng nhãn xuất xứ từ Việt Nam nhằm trốn thuế và tránh bị kiện bán phá giá sang Mỹ và EU… Các chuyên gia đánh giá, tác động của FDI Trung Quốc đối với DN gỗ Việt Nam là rất hạn chế.

Từ thực trạng đó, phía Vietfores khuyến nghị, Việt Nam cần xây dựng được chiến lược và hệ thống giải pháp thương mại với Trung Quốc đảm bảo nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các mặt hàng lâm sản Việt Nam. Trong đó, bên cạnh đề nghị có chính sách khuyến khích phát triển nâng cao sức cạnh tranh, Hiệp hội cho rằng cần nghiên cứu xây dựng thị trường gỗ nội địa, bổ sung hoàn thiện chính sách thu hút FDI nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém hiện nay. Ngoài ra, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách xúc tiến xây dựng các trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để hạn chế tối đa các thương lái Trung Quốc gây rối loạn thị trường gỗ Việt Nam.

                                                                                             Theo: thoibaonganhang.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.499.722
Tổng truy cập: