Tin tức nổi bật
Hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2014: "Cơ hội vàng" đưa sản phẩm làng nghề ra thế giới
(Ngày đăng: 04/07/2014   Lượt xem: 767)
Tiếp theo thành công của 3 kỳ hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Hà Nội những năm qua, dự kiến từ ngày 27 đến 30-10-2014, hội chợ lần 4 sẽ tiếp tục được tổ chức, tập trung vào 5 nhóm sản phẩm hàng TCMN chủ lực của Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

BTC kỳ vọng hội chợ lần này sẽ thu hút sự tham gia của nhiều nhà nhập khẩu đến từ các quốc gia trên thế giới. Đây là "cơ hội vàng" cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng TCMN của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm...
 
Khách quốc tế tham quan hội chợ quà tặng TCMN 2013. Ảnh: Hoài Nam
Khách quốc tế tham quan hội chợ quà tặng TCMN 2013. Ảnh: Hoài Nam

Quy mô ngày càng mở rộng

So với các quốc gia xuất khẩu hàng TCMN khác, sản phẩm TCMN của Việt Nam được xếp vào diện hàng trung và cao cấp chứ không sản xuất hàng đồng loạt giá rẻ. Theo đánh giá của ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam, Hà Nội là địa phương có nhiều thế mạnh nhất trong các sản phẩm TCMN như mây tre, lá, gốm sứ và sơn mài. Những sản phẩm này của Hà Nội không chỉ đứng đầu trong nước mà còn nằm trong nhóm hàng đầu khu vực Châu Á. Đặc biệt, Hà Nội có nhiều nghệ nhân, thợ giỏi, sản xuất các mặt hàng TCMN đặc sắc, tinh xảo, có lợi thế cao khi tham gia giới thiệu tại hội chợ. Các sản phẩm này sẽ chứng minh cho khách quốc tế rằng Việt Nam không chỉ có các sản phẩm tầm trung mà còn có các sản phẩm cao cấp và siêu cao cấp.

Giám đốc Trung tâm Khuyến công & Tư vấn và phát triển công nghiệp Hà Nội, ông Hoàng Xuân Thủy cho biết: Nếu như năm 2011 khi mới tổ chức hội chợ lần đầu, số gian hàng tham gia còn hạn chế chỉ với trên 500 gian hàng thì hội chợ năm nay có quy mô lớn hơn, dự kiến khoảng 700 gian hàng với 5 nhóm sản phẩm chính gồm: Hàng TCMN và trang trí gia đình làm từ mây, tre, cói, bèo tây, gốm sứ, đồ gỗ, đá; các sản phẩm bàn ghế trong nhà và ngoài trời như bàn ăn, sofa, giường, tủ, xích đu, võng, bàn cà phê; hàng dệt gia dụng và hàng thêu như quần áo, khăn quàng, chăn đệm với các chất liệu từ lụa, lanh, cotton; hàng trang sức và phụ kiện cá nhân như dây đeo cổ, vòng tay, khuyên tai được làm từ các nguyên liệu bạc, đồng, đá, sừng, vỏ sò, vỏ ốc; các sản phẩn khăn quàng, túi xách, mũ được thiết kế theo hướng hiện đại; hàng quà tặng và sản phẩm dân tộc thiểu số. Cũng tại hội chợ này, Hà Nội sẽ đưa vào giới thiệu 200 sản phẩm có thiết kế mới trong chương trình hợp tác giữa Sở Công thương thành phố Hà Nội với các trường đại học của Thụy Điển nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Xu hướng quốc tế hóa

Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hàng TCMN với giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Tuy vậy, hàng TCMN Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, nếu không cạnh tranh được sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải chuyển đổi ngành nghề. Trước thực tế này, UBND thành phố Hà Nội đã cho phép tiếp tục tổ chức hội chợ hàng TCMN lần thứ 4. Đây là dịp để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất Việt Nam quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm TCMN Việt Nam ra thế giới.

Theo Ban tổ chức, hội chợ năm nay ngoài ưu tiên đặc biệt cho 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN của Hà Nội và một số tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… sẽ dành một số gian hàng nhất định cho ngành hàng của một số nước như Lào, Philippinnes, Thái Lan, Indonesia và Pakistan. Việc làm này thể hiện xu hướng quốc tế hóa với mục đích sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới khi đến với hội chợ.

Ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam cho biết thêm, qua nắm bắt thị trường cho thấy, trong bối cảnh Trung Quốc đang hung hăng đặt giàn khoan Haiyang Shiyou - 981 trái phép trên Biển Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam cùng với những tranh chấp lãnh thổ trên biển với một số nước trong khu vực, nhiều khách hàng Nhật Bản đã từ bỏ thị trường hàng TCMN Trung Quốc và đang rất kỳ vọng vào thị trường Việt Nam. Hy vọng đây sẽ là một lợi thế để hàng TCMN trong nước tranh thủ cơ hội, tìm kiếm được đối tác xuất khẩu sang Nhật Bản.

Về phía Hà Nội, UBND thành phố cũng có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ các nhà nhập khẩu đến Việt Nam tham dự hội chợ như: Miễn phí khách sạn cho người nước ngoài; đón khách nhập khẩu từ sân bay; quảng bá hội chợ tại một số nước như Mỹ, EU, Nhật, Australia, Nga, Đài Loan… là những bạn hàng tiềm năng nhập hàng TCMN của Việt Nam. "Không chỉ gia tăng về quy mô, hội chợ kỳ vọng sẽ thu hút gần 600 nhà nhập khẩu đến từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có nhiều khách hàng ở các thị trường được xác định là thị trường trọng tâm là Mỹ, Nhật". - Ông Hoàng Xuân Thủy cho hay.
                                                                                                          Theo: hanoimoi
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.510.769
Tổng truy cập: