Tin tức nổi bật
Hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập hiệp hội làng nghề Việt Nam
(Ngày đăng: 07/01/2014   Lượt xem: 1071)

Langnghevietnam.vn - Để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội III (nhiệm kỳ 2012 - 2016), nhằm tổng kết năm 2013 và nâng cao chất lượng hoạt động nhiệm vụ của Hiệp hội năm 2014 ; hướng tới Kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2005 - 2015), Thường trực Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức cuộc họp BCH mở rộng, tại Văn phòng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vào sáng ngày 3/1/2014 vừa qua. Cuộc họp do Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội chủ trì. Phóng viên Thời Báo Làng nghề Việt có buổi trò chuyện với TS. Tôn Gia Hóa-Phó Chủ tịch Hiệp hội xung quanh vấn đề trên.


                    

                                 TS. Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

PV: Thưa ông trong những năm qua để tăng sức ảnh hưởng của Hiệp hội, làm cho mỗi hội viên thấy rõ những lợi ích khi liên kết với nhau trong các hoạt động nghề nghiệp, thiết thực đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình Hiệp hội đã có kế hoạch triển khai như thế nào?

TS. Tôn Gia Hóa: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phối hợp với các địa phương tổ chức thành lập các Hiệp hội làng nghề các cấp (tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường) như: Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn,… đặc biệt chú ý phát triển các Hiệp hội tại các làng nghề, phố nghề. Thành lập mới và củng cố các đơn vị, nâng cao vai trò của lãnh đạo các trung tâm trực thuộc Hiệp hội theo yêu cầu của hội viên, đáp ứng đòi hỏi của thị trường, mở rộng lĩnh vực hoạt động (Trung tâm hỗ trợ phát triển mỗi làng một sản phẩm, phát triển thương hiệu, mẫu mã…). Mở rộng ảnh hưởng của Báo Làng nghề Việt, tranh thủ sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Tổ chức các hoạt động liên kết giữa các hội viên trong các mặt hoạt động của làng nghề (Đào tạo, Xúc tiến Thương mại, Lễ hội,…). Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Nghệ nhân làng nghề, mở rộng các hoạt động, nâng cao vai trò, đảm bảo quyền lợi cho các hội viên. Tác động tới chính quyền địa phương để thấy rõ những khó khăn thuận lợi trong các hoạt động và tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước.

PV: Vâng, Ông có thể cho hiện nay biết vai trò của các làng nghề đã đồng hành trong quá trình xây dựng NTM như thế nào?

TS. Tôn Gia Hóa: Theo tôi, chúng ta xây dựng NTM nếu không dựa vào người dân, và đặc biệt là hàng ngàn làng nghề trên cả nước thì sẽ khó khăn, thậm chí tốn rất nhiều tiền của mà kết quả đem lại không bao nhiêu. Với 19 tiêu chí làm NTM thì trong đó tiêu chí văn hóa rất quan trọng, vừa giữ được bản sắc văn hóa truyền thống lại vừa hội nhập nhưng không hòa tan với văn hóa hiện đại. Đó quả là việc không hề dễ dàng. Hay đúng hơn, nói thì dễ nhưng làm không dễ. Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đang được thực hiện rộng khắp các vùng nông thôn cả nước và mỗi nơi có cách làm riêng.

Vấn đề xây dựng NTM gắn với xây dựng làng nghề rất quan trọng, nhất là làng nghề truyền thống. Nếu như xã có điện, đường, trường, trạm... mà không có văn hóa, đạo đức xuống cấp thì sao gọi là xã NTM. Xã NTM là sự kết hợp giữa hiện đại và cổ xưa phải có văn hóa, quốc sách của dòng họ. Một khi người lao động tại các làng nghề phát được huy vai trò làm chủ, "biết, làm, được giám sát và hưởng thụ” trong tất cả các nội dung xây dựng NTM thì họ mới tự tin tham gia xây dựng.

PV: Trong tiêu chuẩn NTM, làng nghề đã “đồng hành” như thế nào?

TS. Tôn Gia Hóa: Hiện nay, các làng nghề vẫn mắc căn bệnh chung là khó phát triển bởi kinh tế khó khăn. Mà kinh tế khó thì việc hội nhập cũng không đơn giản. Do đó, cần ưu tiên hỗ trợ các hộ sản xuất trong làng nghề tiếp cận vốn vay, làng nghề cần có cơ chế mở riêng. Chỉ có nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời tận dụng lợi thế của xây dựng NTM thì làng nghề mới phát triển.

Chỉ tính riêng trong hiệp hội, có 2.610 hội viên (làng nghề) ở khắp cả nước, trải dài từ Bắc vào Nam. Nhìn chung, làng nghề vẫn yếu, vừa phân tán, mang tính chất phức tạp, chưa được quy hoạch. Đời sống nhân dân đa phần còn khó khăn, điện năng lúc có lúc không. Nhân lực thì thanh niên không mặn mà với nghề vì thu nhập thấp. Cái quan trọng hiện nay là phải tạo ra động lực để thanh niên nông thôn thích nghề của mình, từ đó gìn giữ các nét văn hóa sản xuất truyền thống. Do đó cần phải làm chuyển biến nhận thức có quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống.

Trong những năm qua Hiệp hội đã tổ chức tốt công tác đào tạo, dạy nghề: Phối hợp với TCDN tổng kết các mô hình đào tạo, tìm biện pháp nhân rộng điển hình. Tổ chức triển khai có kết quả các lớp đào tạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI và các cơ quan khác. Tham gia chương trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng các nghề truyền thống và quan tâm hỗ trợ nghệ nhân truyền dạy nghề. Tăng cường các hoạt động Hợp tác quốc tế, mở rộng các mối liên kết đào tạo nghề. Phát triển tiêu thụ sản phẩm thông qua thương vụ các Đại sứ quán. Tham gia chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Vấn đề môi trường làng nghề: Tổ chức thực hiện những nội dung được phân công trong đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề của Chính phủ. Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống làng nghề: Chú ý phát huy giá trị truyền thống trong mỗi sản phẩm, phục hồi tổ chức các lễ hội gắn với các làng nghề, phố nghề và vinh danh tổ nghề.

PV: Vậy, theo Ông thì chiến lược nào để bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề hiện nay?

TS. Tôn Gia Hóa: Đó là vấn đề quy hoạch, mặt bằng, đào tạo nhân lực. Chẳng hạn phải tạo việc làm phù hợp, có thu nhập cho người làng nghề. Chúng ta phải bố trí hợp lý sức lao động, chẳng hạn như những lao động tuổi 80 làm gì, tuổi 20 làm gì. Phải tạo cho người lao động có việc làm, có thu nhập, từ đó mới gắn họ với làng nghề. Bên cạnh đó, chúng ta phải chú ý đến vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu, chẳng hạn như tre thì trồng ở đâu, nón thì làm ở đâu. Từ nhận thức đến hành động phải sát với thực tế từng vùng, từng dòng họ. Tại bất cứ làng nghề nào cũng có nghệ nhân tiêu biểu. Tại làng rượu Làng Vân, có cụ Tom, chỉ cần ngửi mùi rượu là đoán được nồng độ, sử dụng men nào để nấu rượu. Những nghệ nhân đó là những báu vật của nhân dân. Lưu giữ nghệ nhân là lưu giữ làng nghề. Đó là những điểm mà theo tôi, cần chú trọng trong phát triển kinh tế làng nghề và gắn với chương trình NTM hiện nay.

PV: Thưa ông, được biết để Kỷ niệm 10 năm thành lập, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện từ nay đến 2015 như thế nào?

TS. Tôn Gia Hóa: Hướng tới Kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2005 - 2015), Hiệp hội dự kiến tổ chức các hoạt động sự kiện : Năm 2014 tổ chức Festival làng nghề vùng duyên hải phía Bắc, tổ chức tại Quảng Ninh; Chương trình “Đặc sản 3 miền”; Chương trình tôn vinh Cây tre Việt Nam (dự kiến ngày 22/12/2014). Năm 2015: Tổ chức Lễ hội sắc màu làng nghề trên quê hương Bác Hồ (ngày 5/2015 tại Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An); Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập HHLNVN (tại Thiên đường Bảo Sơn - Hà Nội);  Lễ tôn vinh Nghệ nhân và các cơ sở Làng nghề tiêu biểu. Các hoạt động quảng bá du lịch làng nghề:  Phối hợp xây dựng tiêu chí Làng nghề du lịch; Các điểm du lịch làng nghề tiềm năng...; Mẫu mã sản phẩm cho các làng nghề du lịch; Các loại hình du lịch làng nghề;… Các hoạt động hỗ trợ cho các làng nghề du lịch: Tham gia giải quyết môi trường làng nghề, phối hợp hội viên xây dựng quy chế tự quản với sự tham gia của người dân; Đào tạo nghề cho các làng nghề du lịch…; Ứng dụng KHKT ở các Làng nghề;…Đây chính là sức mạnh của hội viên cả nước được thể hiện bằng những hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống thông qua phát triển du lịch làng nghề hiện nay.

PV:  Xin cảm ơn Ông

                                                                                          Thực hiện: Nguyễn Vân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.518.904
Tổng truy cập: