Tin tức nổi bật
Quà quê
(Ngày đăng: 03/01/2014   Lượt xem: 653)

Bánh khọt Vũng Tàu, bánh tráng An Ngãi, bánh hỏi An Nhứt, bún Long Kiên, bánh tét bắp Đất Đỏ, rượu Hòa Long, mứt hạt bàng Côn Đảo... lâu nay đã làm say lòng biết bao du khách khi đến với BR-VT. Khi xuân đang về, Tết đang đến, không thể không nhắc đến những món ngon dân dã này

Phơi bánh tráng ở An Ngãi.
Phơi bánh tráng ở An Ngãi.
Bánh tráng An Ngãi

Cuộc sống ngày càng thịnh vượng, nhiều người càng thích trở về với những món ăn dân dã như bánh tráng, bánh khọt, bánh tét bắp… Đối với người dân xã An Ngãi (huyện Long Điền), món bánh tráng không thể thiếu trong dịp Tết, nó là nguyên liệu để làm nhiều món ăn Tết như bánh nem để cuốn chả giò, bánh lớn thì cuốn dưa giá, thịt luộc… Ngày Tết, bánh tráng được tiêu thụ rất nhiều; có cả những khách hàng từ nơi xa về tận lò bánh đặt hàng. Từ giữa tháng 11 âm lịch cho đến Tết là lúc mọi người tập trung tráng bánh. Bà Trần Thị Thuận ở 1/9C ấp An Hoà, xã An Ngãi cho biết, ngày thường bà làm 1 thiên (1.000 cái) bánh tráng ớt chủ yếu là để bán cho học sinh nhưng giáp Tết bà chuyển sang làm bánh tráng trắng loại to, phần thì để dùng, phần nữa để bỏ mối ở các chợ. Bánh tráng An Ngãi có màu trắng đục, đưa vào miệng nhai, càng nhai chất ngọt của gạo càng tan chảy trong lưỡi. Từ chiếc bánh tráng dùng để cuốn chả giò, cuốn thịt cá, các má các chị còn làm thêm các lọai bánh “ăn chơi” nhưng ăn một lần là nhớ mãi, đó là bánh tráng chuối, bánh tráng hành, tôm, ớt. Ngày 29-8-2013, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã công nhận nghề truyền thống bánh tráng An Ngãi, xã An Ngãi, huyện Long Điền là nghề truyền thống đạt chuẩn của tỉnh.

Bánh tét bắp Đất Đỏ

Gói bánh tét bắp ở Đất Đỏ. Ảnh: Trường An
Gói bánh tét bắp ở Đất Đỏ. Ảnh: Trường An

Theo người dân huyện Đất Đỏ, trong kháng chiến, bắp dùng làm lương thực nuôi quân; trong thời kỳ đất nước thiếu hụt lương thực bắp cũng là một trong những nguồn lương thực chính. Ngày nay nhân dân địa phương vẫn xem bắp ngang với cây lúa. Từ bắp người ta chế biến thành nhiều món ăn như: bắp nấu, bắp nướng, chè bắp, xôi bắp, bắp rang bơ… và bánh tét bắp là một sản phẩm độc đáo được người Đất Đỏ ưa thích.

Bánh tét bắp được người dân khu phố Thanh Tân làm khá đơn giản. Bà Tô Thị Kiều có gần 50 năm kinh nghiệm gói bánh tét bắp cho biết, bắp làm bánh phải hạt trắng, vừa già và mới thu hoạch mới ngon. Hạt bắp xay nhuyễn trộn với gia vị, gói với lá chuối thành từng đòn, mỗi đòn bánh tét bắp chỉ dùng khoảng 1/2kg nếp rồi đun 1,5 tiếng đồng hồ là vừa ngon. Bánh tét bắp vừa mềm, vừa dẻo vừa có vị ngọt của bắp. “Giống như bánh chưng, bánh tét cũng tượng trưng cho ước nguyện vuông tròn trong năm mới. Bánh tét bắp Đất Đỏ cũng hội tụ cả ý nghĩa tròn đầy và dẻo ngọt, thơm ngon”, bà Kiều cho biết.

Hạt bàng Côn Đảo

Có lẽ ngoài Côn Đảo, thì không ở nơi đâu có món mứt hạt bàng. Đây là món đặc sản được nhiều du khách ưa thích và mua về làm quà để kỷ niệm một lần đến Côn Đảo. Mứt hạt bàng Côn Đảo có hai loại, mặn và ngọt, được rang với muối hay với đường. Người ta lượm từng quả bàng chim ăn rụng, đem về phơi khô chừng bốn năm nắng rồi dùng dao đập vỏ tách lấy hạt. Mất vài giờ đồng hồ vừa chẻ vừa vừa tách trái bàng, dùng tăm khều lấy hạt ra cũng chỉ được vài trăm gam hạt. Sau đó đem rang lên cho khéo để có được những hạt mứt bàng mập mạp đều nhau. Hạt bàng sau khi tách ra có màu nâu thẫm như màu gỗ, cắn ra làm đôi sẽ thấy từng lớp màu trắng ngà bên trong xếp cuộn vào nhau như từng vòng đời của cây. Hạt bàng rang có vị bùi bùi.

Những ngày Tết, thay vì hạt dưa, hạt dẻ, người Côn Đảo vẫn đãi khách bằng mứt hạt bàng. Giá bán mứt hạt bàng khá cao, 45.000 đồng/lọ 200 gram và 55.000 đồng cho lọ mặn cùng trọng lượng. Vào lúc trái mùa, thời tiết khắc nghiệt, mứt hạt bàng có khi lên đến 500.000 đồng – 600.000/kg nhưng vẫn không có đủ bán.

Bánh khọt

Một món “quà quê” hấp dẫn nữa của BR-VT là bánh khọt. Bánh khọt có mặt khắp nơi suốt dải đất Tuy Hòa – Phú Yên, Nha Trang – Khánh Hòa vào đến tận các tỉnh Bến Tre, An Giang… Tuy nhiên, chỉ tại TP. Vũng Tàu, bánh khọt mới thực sự trở nên nổi tiếng. Bánh khọt ngon phải vừa giòn vừa dai, mỗi chiếc vừa tròn bằng miệng ly uống trà, trong lòng mỗi chiếc bánh rắc lá hành xắt nhỏ, và đính một con tôm lột vỏ, ăn kèm rau và nước chấm đủ vị mặn ngọt chua cay. Ngày Tết, các hàng quán khác có thể đóng cửa nhưng các quán bánh khọt vẫn đông khách, đặc biệt là khách du lịch.

Năm 2012, bánh khọt Vũng Tàu cùng với 11 món ăn ngon của các địa phương khác ở Việt Nam đã được xếp vào kỷ lục 12 món ăn ngon châu Á. Mới đây, UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý chủ trương giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, quản lý, khai thác thương hiệu sản phẩm bánh khọt của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bao gồm: Thiết kế logo, đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước, quy chế sử dụng nhãn hiệu, đề xuất cơ quan quản lý và đơn vị được khai thác.

                                                                                            Theo: baoBariavungtau

Hướng đi mới của du lịch Di sản Huế năm 2014

Thứ năm 02/01/2014 14:46

(VTV Online) -

Để đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2014, du lịch Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là du lịch Di sản rất cần những nhân tố mới, những sản phẩm mới.

Mặc dù, năm 2013, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng có thể coi là một năm rất thành công của ngành Du lịch Thừa Thiên Huế. Tính đến ngày 29/12/2013, tổng thu vé tham quan của Trung tâm Huế trong năm 2013 đạt 126,2 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2012. Điểm nhấn đặc biệt là sự kiện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đón lượt du khách thứ 2 triệu đến thăm di tích Huế.

Năm 2014, Thừa Thiên - Huế phấn đấu đón 2,8-3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt từ 1,2-1,3 triệu lượt.

Huế phấn đấu đạt 1,2-1,3 triệu lượt khách quốc tế năm 2014. (Ảnh: báo Tuổi Trẻ)

Xác định việc liên kết, phối hợp, trao đổi dịch vụ du lịch giữa các đơn vị liên quan là yếu tố then chốt tạo nên thành công của ngành du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Chương trình “Gặp gỡ trao đổi về dịch vụ du lịch tại di tích Huế” nhằm tiếp nhận các ý kiến nhận xét, góp ý và tư vấn về những hoạt động du lịch đang được triển khai tại di tích Huế từ các đơn vị lữ hành, du lịch trên toàn quốc.

Để khai thác hiệu quả những hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm di sản rất cần sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng với cộng đồng, huy động sự tham gia của các nguồn lực bên ngoài một cách hợp lý. Điều quan trọng nhất là khai thác dịch vụ một cách hiệu quả từ những tiềm năng thế mạnh của từng di sản, chứ không thương mại hoá di sản, vừa khai thác và phát huy được giá trị  văn hóa của di tích  nhưng đồng thời tôn vinh và bảo vệ bền vững giá trị di sản của di tích.

Với những kết quả đã đạt được cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành liên quan, sự gắn kết hiệu quả giữa các đơn vị lữ hành, du lịch, hy vọng năm 2014 sẽ là một bức tranh tươi sáng đối với ngành Du lịch Thừa Thiên Huế mà trọng tâm là Festival Huế 2014.

- See more at: http://vtv.vn/du-lich/huong-di-moi-cua-du-lich-di-san-hue-nam-2014/95744.vtv#sthash.2qKeuwY1.dpuf

Hướng đi mới của du lịch Di sản Huế năm 2014

Thứ năm 02/01/2014 14:46

(VTV Online) -

Để đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2014, du lịch Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là du lịch Di sản rất cần những nhân tố mới, những sản phẩm mới.

Mặc dù, năm 2013, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng có thể coi là một năm rất thành công của ngành Du lịch Thừa Thiên Huế. Tính đến ngày 29/12/2013, tổng thu vé tham quan của Trung tâm Huế trong năm 2013 đạt 126,2 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2012. Điểm nhấn đặc biệt là sự kiện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đón lượt du khách thứ 2 triệu đến thăm di tích Huế.

Năm 2014, Thừa Thiên - Huế phấn đấu đón 2,8-3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt từ 1,2-1,3 triệu lượt.

Huế phấn đấu đạt 1,2-1,3 triệu lượt khách quốc tế năm 2014. (Ảnh: báo Tuổi Trẻ)

Xác định việc liên kết, phối hợp, trao đổi dịch vụ du lịch giữa các đơn vị liên quan là yếu tố then chốt tạo nên thành công của ngành du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Chương trình “Gặp gỡ trao đổi về dịch vụ du lịch tại di tích Huế” nhằm tiếp nhận các ý kiến nhận xét, góp ý và tư vấn về những hoạt động du lịch đang được triển khai tại di tích Huế từ các đơn vị lữ hành, du lịch trên toàn quốc.

Để khai thác hiệu quả những hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm di sản rất cần sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng với cộng đồng, huy động sự tham gia của các nguồn lực bên ngoài một cách hợp lý. Điều quan trọng nhất là khai thác dịch vụ một cách hiệu quả từ những tiềm năng thế mạnh của từng di sản, chứ không thương mại hoá di sản, vừa khai thác và phát huy được giá trị  văn hóa của di tích  nhưng đồng thời tôn vinh và bảo vệ bền vững giá trị di sản của di tích.

Với những kết quả đã đạt được cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành liên quan, sự gắn kết hiệu quả giữa các đơn vị lữ hành, du lịch, hy vọng năm 2014 sẽ là một bức tranh tươi sáng đối với ngành Du lịch Thừa Thiên Huế mà trọng tâm là Festival Huế 2014.

- See more at: http://vtv.vn/du-lich/huong-di-moi-cua-du-lich-di-san-hue-nam-2014/95744.vtv#sthash.2qKeuwY1.dpuf
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.518.745
Tổng truy cập: