Tin tức nổi bật
Ứng xử với di sản sao cho đúng?
(Ngày đăng: 30/12/2013   Lượt xem: 723)
Vừa qua, Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã nâng tổng số di sản được công nhận của Việt Nam lên con số 18 và hiện đang dẫn đầu khu vực  Đông Nam Á về lượng di sản được thế giới vinh danh. 



Sân khấu hóa Chầu văn

1. Việc lập hồ sơ khoa học cho các di sản để đệ trình lên UNESCO công nhận vẫn đang tiếp diễn, bởi Việt Nam còn rất nhiều di tích cũng như những loại hình nghệ thuật đạt đủ tiêu chí để được thế giới công nhận. Nhưng, cũng trong thời gian qua, vấn đề bảo tồn và ứng xử với di tích, di sản kể cả chưa được phong danh và đã được phong danh ở ta còn rất nhiều tồn tại. Tổ chức UNESCO từng đánh giá công tác bảo tồn di sản của Việt Nam là thiếu, yếu như đưa ra những cảnh báo về tình trạng ô nhiễm tại vịnh Hạ Long, tham vọng khai thác với một tầm nhìn ngắn hạn ở cố đô Huế, phố cổ Hội An… Đây cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh của UNESCO gióng lên với các nước đang sở hữu những di sản vô giá mà không biết giữ gìn, khai thác. 

2. Như Di sản Văn hóa Thế giới Hoàng thành Thăng Long, trong lễ tổng kết 2013 vừa qua vẫn còn không ít chậm trễ. Theo TS Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, việc bàn giao hiện vật từ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho Trung tâm vẫn trì trệ. Dù theo quyết định, việc bàn giao tài liệu, hiện vật và mặt bằng khu C-D ở 18 Hoàng Diệu phải hoàn thành trong tháng 10-2013. 42.000m2 khai quật nhưng không ai biết có bao nhiêu di vật. Nhật ký khai quật chưa chắc đã ghi chép đầy đủ các hiện vật đào được. Bản thân ông Sơn đã 3 lần gửi văn bản đến Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam khẳng định việc chậm bàn giao này là hành động vi phạm pháp luật. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tích cực nào. 


Hát xoan, Phú Thọ
Không chỉ có những di sản đã bị UNESCO nhắc nhở mới cần xem xét lại, trước hàng loạt sự việc xâm hại di sản thời gian qua khiến công chúng vô cùng bức xúc, rất nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngại trước công tác bảo tồn hiện nay. Có thể nhắc đến: Không gian Cồng chiêng Tây Nguyên sau khi được công nhận đã có rất nhiều những "dị bản” phục vụ khách du lịch; Quan họ với Hội Lim đang ngày càng bị lạm dụng trở nên lộn xộn với nạn "ngả nón xin tiền”, tổ chức để lấy kỷ lục; Ca trù "lùi lại” trong danh sách được bảo vệ khẩn cấp, tình trạng sân khấu hóa Chầu văn, hát Xoan… Từ đó để thấy, phần lớn các di sản sau khi được công nhận đều bị đem ra khai thác theo kiểu tận thu chứ chưa có được những kế hoạch dài hạn cho việc bảo tồn, phát triển. Nhiều ý kiến cảnh báo: Không giữ truyền thống mà chạy theo cái lợi trước mắt, bỏ quên lợi ích lâu dài thì cái giá chúng ta phải trả sẽ rất lớn. Đề cập tới câu chuyện ứng xử với di sản, GS. TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật dân gian Việt Nam, lo ngại: Với cách làm như hiện nay, trong thời gian không xa những thế hệ nối tiếp sẽ không biết thế nào là tính nguyên bản của di sản… 

3. Tuy vậy, cũng có những "điểm sáng” di sản bước đầu thành công trong quản lý, bảo tồn cũng như phát huy những giá trị. Ví dụ, PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Tổng Thư kí Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đánh giá: Trong những năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã làm được nhiều việc để bảo vệ và phát huy giá trị quần thể di tích nói chung và 82 bia tiến sĩ nói riêng rất đáng được ghi nhận như: Xây dựng lại các nhà che bia, tuân thủ quy định về khai thác các bản bia, xuất bản sách song ngữ Việt - Anh giới thiệu văn bia, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, các cuộc thi tìm hiểu, triển lãm, phối hợp với các trường học ở Hà Nội huy động lực lượng sinh viên tình nguyện tham gia bảo vệ di tích và hướng dẫn khách tham quan, hằng năm đón tiếp hàng triệu du khách và người tới nghiên cứu… 

Hay những nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên-Huế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản tại Cố đô Huế trong 20 năm qua. Từ gần 2/3 số công trình của quần thể di tích Huế đã trở thành phế tích, số còn tồn tại cũng ở trong tình trạng bị hư hại, xuống cấp nghiêm trọng, một số di sản văn hóa phi vật thể bị lãng quên, nhưng với sự nỗ lực, tỉnh đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, không ngừng thay đổi, hồi sinh từ trong hoang tàn, đổ nát, dần trở lại với diện mạo vốn có trong lịch sử... Thừa Thiên-Huế cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước có 2 di sản văn hóa thế giới.


Phố cổ Hội An

4. Có thể nói, việc công nhận di sản của UNESCO không chỉ đơn giản là việc gắn huân chương cho một di tích. Và việc lập hồ sơ cho bất kỳ di sản nào từ di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, hay di sản cần bảo vệ khẩn cấp của một quốc gia cũng không phải chỉ để lấy danh hiệu. Di sản thế giới là danh hiệu của UNESCO trao cho các di tích của các quốc gia trên thế giới có giá trị nổi bật toàn cầu theo các tiêu chí nhất định nhằm tôn vinh các di sản văn hóa của nhân loại và kêu gọi, khuyến khích những nỗ lực bảo tồn chúng. 

Vậy nên, đề cập với vấn đề ứng xử với di sản, ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, trăn trở: Di sản là hiện thân của quá khứ, là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại, là tấm gương phản chiếu cuộc sống của chính chúng ta. Điều quan trọng nhất và cần thiết nhất để bảo vệ các di sản là phải khơi dậy được cái tâm trong mỗi người, bởi chỉ có cái tâm trân trọng những kỷ vật từ quá khứ mới là động lực để con người chọn cho mình cách ứng xử có văn hóa với những di sản văn hóa.

                                                                                                Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.518.585
Tổng truy cập: