ẨM THỰC & ĐÔNG Y
Gỏi hoa miền Tây: Thực khách ăn hoài, ăn mãi không chán
(Ngày đăng: 12/07/2022   Lượt xem: 314)

Khi ghé thăm miền Tây, gỏi luôn là một trong những ăn được nhiều người thưởng thức và khen ngợi. Bởi lẽ, không chỉ ngon miệng mà món gỏi xứ miệt vườn vùng sông nước còn đặc biệt đa dạng, khiến thực khách ăn hoài, ăn mãi mà vẫn chưa hết.

Món gỏi ở miền Tây còn được gọi với tên khác là món nộm ở các tỉnh miền ngoài, một món dễ ăn lại vô cùng thanh mát, dễ làm nhất là vào những ngày hè oi bức. Ở xứ này, trong các đám tiệc từ đám cưới đến đám giỗ đều thường thấy sự xuất hiện của các món gỏi như gỏi gà, gỏi vịt, gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi bông điên điển lỗ tai heo,... 
Gỏi bông súng tôm thịt. Ảnh minh họa: IT

Gỏi bông súng tôm thịt. Ảnh minh họa: IT

Đặc biệt, khi đến với miền Tây du khách đều "mắt tròn mắt dẹt" và ồ lên vì sắc màu của món gỏi xứ miệt vườn quá mức đa dạng. Trong đó, phải kể đến gỏi các loại bông tưởng chừng chỉ nói chơi như món gỏi gà hoa phượng, loài hoa gắn liền với mái trường, với tuổi thơ của bao thế hệ.

Con người miền Tây mộc mạc chất phác là thế nhưng một khi đã làm tiệc đãi khách lại hết sức cầu kỳ. Không phải vì câu nệ điều gì mà chỉ đơn giản vì sự thân thiện, hiếu khách và muốn mỗi vị khách đều cảm thấy được trân trọng, quý mến. Hơn nữa, họ không muốn những vị khách quý thấy bàn tiệc quá đơn điệu nên sẽ tìm cách chế biến tạo ra nhiều sắc màu bắt mắt giúp cuốn hút từ thị giác đến vị giác.
Ôm trọn tuổi thơ trong món gỏi gà hoa phượng. Ảnh minh họa: IT

Ôm trọn tuổi thơ trong món gỏi gà hoa phượng. Ảnh minh họa: IT

Món gỏi miền Tây đa dạng về màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng,... đều đủ cả. Gỏi bông điên điển mùa nước nổi vàng rực một góc trời và ngay cả trên bàn tiệc, gỏi hoa phượng lại đỏ rực những ngày đầu hè cắp sách tới trường chuẩn bị kết thúc mùa thi. Hay gỏi bông bần trắng trắng hồng hồng xen lẫn nhưng toát lên sự mạnh mẽ của loài cây vùng miệt thứ, gỏi bông súng tím tím xanh xanh hiện lên mùa nước lũ mà bà con cùng đi qua bao năm tháng,...

Khi nhắc đến miền Tây người ta thường nói với nhau rằng ở miền Tây chỉ khoái ăn gỏi vì có quá nhiều sự lựa chọn, ăn mãi cũng chẳng hết. Dù chỉ có một vài công thức pha nước trộn gỏi như vậy, ai cũng áp dụng được hết nhưng ngộ lắm. Dường như chỉ ở đây mới có thể cảm nhận trọn được cái hương vị nội đồng không pha tạp. Lần nào cũng như lần nấy, trên bàn tiệc món gỏi luôn là món hết nhanh nhất bởi rất mát, rất dễ ăn.
Gỏi bông điên điển tép rong. Ảnh minh họa: IT

Gỏi bông điên điển tép rong. Ảnh minh họa: IT

Bông điên điển hay bông súng thường là biểu tượng cho mùa nước nổi ở miền Tây, mùa mà những người nông dân ngụp lặn chài cá, đầm mình trong nước rút lên những bông súng dài quá đầu người. Phần vì cái nghèo khó, phần vì tính nết dễ ở dễ ăn. Nên từ đó làm ra nhiều món ngon cho gia đình, nhìn thấy đơn giản nhưng khâu chuẩn bị lại vô cùng cầu kỳ.

Gỏi bông điên điển tép rong, 2 thứ đều là sản vật mùa nước được bà nội trợ khéo léo chuẩn bị. Bông điên điển phải lặt sạch cọng, bỏ bông úa rồi rửa để ráo nước. Tép rong dù nhỏ nhưng cũng ngồi cắt đầu cắt râu cho gọn gẽ mới đem xào hoặc chiên khô. Nước mắm pha để trộn gỏi phải có cả chanh, đường, tỏi ớt băm nhuyễn, khẩu vị tùy thuộc từng gia đình. Khi tép đã được xào hoặc chiên cho khô, bông điên điển đã ráo nước mới tiến hành trộn cùng với hành tây để hương thơn nồng nàn hơn.
Gỏi bông bần vùng miệt thứ. Ảnh minh họa: IT

Gỏi bông bần vùng miệt thứ. Ảnh minh họa: IT

Có nhiều người thích ăn gỏi bông điên điển với lỗ tai heo để cái giòn của sụn tai hòa trong cái ngọt nhẩn của bông điên điển. Hay nhiều người chỉ thích đơn giản trộn gỏi với tép rong có thêm bông súng, bông điên điển ngọt ngọt lẫn với bông súng lợ lợ nhưng tạo nên sự hài hòa.

Gỏi bông súng tép rong là món ăn đơn giản đặc biệt trong cuộc sống người nông dân, bắt mớ tép, hái bó bông về mà cả nhà cũng được bữa ăn ngon thiệt ngon. Tép rong tuy "nhỏ mà có võ", khi ăn có thể cảm nhận được hết vị ngọt bởi không giống như tôm. Tôm trộn gỏi phải lột hết vỏ. Hơn nữa, tôm lớn nhiều thịt đôi khi ăn sẽ gây ngán nên tép rong (tép trấu) được ưa chuộng hơn. Vị ngọt của tép hòa quyện với cái lợ lợ của bông súng tạo nên sự kết hợp tuyệt vời chiều lòng được hầu hết thực khách.
Gỏi bông điên điển nổi bật với tone màu sáng rực. Ảnh minh họa: IT

Gỏi bông điên điển nổi bật với tone màu sáng rực. Ảnh minh họa: IT

Hoa phượng gắn với tuổi thơ bao thế hệ học sinh. Phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè tới. Học sinh cũng chuẩn bị tạm xa mái trường. Phượng nở rồi phượng tàn lặng lẽ bên sân trường. Bây giờ, người ta còn trồng hoa phượng lấy bóng mát nên người dân cũng tận dụng mùa phượng nở tạo ra những món ăn độc đáo lạ miệng như gỏi gà hoa phượng. Chắc hẳn, chỉ có người miền Tây mới nghĩ ra được món này. Bởi nhiều người nơi khác nghe tưởng rằng đang nói đùa, nhưng gỏi gà hoa phượng đã không còn quá xa lạ với người miền Tây nữa.

Gỏi bông bần có lẽ đã rất thân thuộc với những người dân vùng miệt thứ Cà Mau, Kiên Giang. Bởi lẽ, cây bần giống như những người bạn thân xứ này vậy. Sự mạnh mẽ của cây bần góp phần bảo vệ cuộc sống vùng ven cùng bà con. Mọi người thường nghe ăn trái bần chấm muối ớt có vị chát chát chua chua, trái bần chín nấu canh chua nhưng giờ lại nghe thêm món gỏi bông bần.
Gỏi bông súng tép rong ngon miệng. Ảnh minh họa: IT

Gỏi bông súng tép rong ngon miệng. Ảnh minh họa: IT

Bông bần còn bụp chưa nở được cắt tách lấy nhụy một cách tỉ mỉ, những sợi nhụy màu hồng tía và màu trắng đan xen được trộn gỏi tạo ra hương vị đặc trưng chát chát, thanh thanh. Bông bần được bà con chế biến với đủ kiểu gỏi như gỏi bông bần tai heo khìa, gỏi bông bần khô cá sặc, gỏi bông bần tôm thịt hay cả gỏi gà bông bần và gỏi bông bần được coi như tinh hoa ẩm thực miền Tây sông nước.
Sắc màu của món gỏi xứ miệt vườn quá mức đa dạng. Ảnh minh họa: IT

Sắc màu của món gỏi xứ miệt vườn quá mức đa dạng. Ảnh minh họa: IT

Các món gỏi miền Tây hầu hết được ăn chung với bánh phồng tôm chiên giòn để đậm đà đặc trưng xen lẫn giữa nhiều chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát,... hòa vào cái giòn rụm của bánh phống trong khoang miệng một cách hài hòa.


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.521.388
Tổng truy cập: