ẨM THỰC & ĐÔNG Y
(29-33)- Sự tích bánh tẻ Phú Nhi và câu chuyện tình yêu buồn
(Ngày đăng: 24/06/2020   Lượt xem: 338)

Nếu ai có dịp đến Sơn Tây mà không thưởng thức món bánh tẻ Phú Nhi thì quả thật đáng tiếc. Nơi đây chính là nguồn gốc ra đời của bánh tẻ và chuyện tình của cặp đôi Phú Nhi.

Việt Nam ta là một đất nước có nhiều trang lịch sử hào hùng cùng những truyền thuyết, những câu chuyện tình yêu lưu truyền từ đời này sang đời khác đã in sâu vào tâm trí của con dân người Việt Nam.... nhưng đã ai biết đến câu chuyện sự tích bánh tẻ Phú Nhi và câu chuyện tình yêu buồn về chiếc bánh này. Ngày hôm nay Số mới sẽ đem đến cho bạn đọc hiểu kĩ hơn về nguồn gốc bánh tẻ này nhé.

Bánh tẻ

su tich banh te phu nhi va cau chuyen tinh yeu buon

Bánh tẻ hay còn gọi là bánh lá, cũng có nơi gọi là bánh răng bừa, là bánh truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, có nhân thịt lợn vai, mộc nhĩ rồi quấn lá dong bên ngoài, nhân bánh tẻ giống như nhân bánh giò. Chiếc bánh làm thon dài khoảng hai đốt ngón tay, không vuông vắn như bánh chưng, cũng không quá to như bánh giò, lại không hề tròn trịa như bánh dày, là bánh thon dài ở đầu và hơi phình ở giữa.

Bánh tẻ không hề khó tìm, ở mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều thì cũng có sự khác nhau. Bánh tẻ nổi tiếng ở một số địa phương như bánh tẻ làng chờ ở Yên Phong- Bắc Ninh, bánh tẻ Văn Giang ở Hưng Yên, bánh lá ở Khoái Châu- Hưng Yên,... nhưng có lẽ để mà nói nổi tiếng nhất chính là bánh tẻ Phú Nhi ở Sơn Tây - Hà Nội.

Phú Nhi xưa còn gọi là Bần Nhi, từ thế kỉ 19 nơi đây còn là một thôn cổ xưa thuộc tổng Cam Giá Thịnh nay thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội là làng nghề có truyển thống nổi tiếng về làm nghề bánh tẻ của vùng này. Bánh tẻ Phú Nhi mang hương vị riêng, hoàn toàn khác biệt mà không trộn lẫn với các vùng khác được. Có thể nói địa danh này chính là “cái nôi” của nghề làm bánh tẻ và cũng chính nơi đây đã viết lên câu chuyện tình yêu của chàng trai tuấn tú tên Phú và cô gái xinh đẹp tên Nhi.

Câu chuyện bắt nguồn từ chàng trai tên Nguyễn Phú ở Giáp Đoài, gia đình xuất thân nghề nông mẹ làm nghề bán vỏ trầu. Nàng Hoàng Nhi có xuất thân từ gia đình làm nghề nấu bánh đúc. Tình cơ Nhi và Phú gặp nhau, nảy sinh tình cảm sau những lần Nhi ra chợ giúp mẹ Phú và Nhi cứ biết nhau như vậy rồi tình cảm lớn dần theo năm tháng.

Thế rồi một hôm Phú quyết định đánh bạo sang nhà Nhi chơi, đúng lúc thì Nhi đang nấu bánh, thấy vậy Phú xắn tay vào giúp đỡ. Thế nhưng, trong lúc chờ nồi bánh cả hai mải mê nói chuyện không để ý đến bếp lửa đã tắt khiến cho nồi bánh nửa sống nửa chín. Bố của Nhi biết chuyện rất tức giận, ông đã mắng Nhi, cấm Nhi không được qua lại với Phú mối tình đẹp đẽ ấy đã bị ngăn cản.

Từ đó hai người không được gặp nhau nữa, Nhi sinh bệnh rồi ốm nặng, mặc cho gia đình đôn đáo, tìm những thầy thuốc giỏi cứu chữa nhưng Nhi vẫn không qua khỏi. Còn về phần Phú, Phú rất nhớ Nhi, từ ngày xảy ra chuyện nồi bánh đúc hỏng, chàng mang nồi bột về nhà nghĩ nếu bỏ đi thì thật là tiếc, Phú muốn làm lại nồi bánh. Nghĩ là làm, chàng liền ra vườn ngắt lá dong, lá chuối khô lau sạch, thái hành làm nhân bánh, rồi phết bột vào lá dong, xong xuôi chàng cuốn lá chuối bên ngoài, lấy dây giang cuốn lại rồi bắc bếp lên đồ lại bánh. Chờ cho mùi thơm bốc lên, chàng nghĩ bánh đã chín, vớt bánh ra để cho bánh nguội rồi bóc ra ăn, chàng thấy ngon hơn bánh đúc nhiều. Và thế là chiếc bánh tẻ ra đời.

Phú quyết định mang bánh tẻ ra chợ bán, thật may thay chiếc bánh này được rất nhiều người mua, Phú bán càng ngày càng đắt hàng, nhờ thế gia đình Phú cũng đã khá giả hơn trước nhiều. Nhưng càng làm nhiều bánh thì Phú càng nhớ Nhi, Phú quyết định không lấy vợ, những ngày giỗ Nhi chàng tự tay làm bánh, tự tay cải tiến cách làm bánh để cho ra những mẻ bánh ngon lành gửi sang nhà Nhi để tưởng nhớ người yêu cũ.

Được làm từ những nguyên liệu dân dã với đời sống thường ngày của chúng ta chiếc bánh tẻ trắng ngần thơm ngậy khiến các thực khách phương xa là đến là muốn mua về làm quà.

su tich banh te phu nhi va cau chuyen tinh yeu buon

Để làm được chiếc bánh ngon người thợ cần phải rất kì công và chuẩn bị nhiều công đoạn tỉ mỉ trong suốt thời gian làm.

Yêu cầu khắt khe nhất của nguyên liệu chính là gạo, gạo phải chọn loại gạo ngon nhất, thơm nhất. Sau đó ngâm gạo, muốn bánh ngon mềm không bị cứng thì nên ngâm gạo theo thời tiết nếu trời nóng thì nên ngâm gạo khoảng 2-3 ngày, còn nếu trời lạnh thì ngâm lâu hơn chút. Trong suốt quá trình ngâm gạo phải thay nước thường xuyên và mỗi lần thay nước phải khuấy đều lên. Khi gạo được ngâm đủ thời gian thì xay nhuyễn, bột được đun lên cho đến khi đặc và có độ kết dính.

Một thành phần khác cũng đóng góp vào yếu tố quan trọng là nhân bánh, phải là loại thịt tươi ngon, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào với nhau rồi trộn đều và cho những gia vị cần thiết.

Sau khi đã xong xuôi thì bắt đầu gói bánh. Đầu tiên lấy một ít bột cho lên lá dong rồi thêm một ít nhân cho vào lớp bột theo hình thuôn dài. Sau đó cuốn lá dong vào, cuối cùng cuốn một lớp chuối khô bên ngoài và hấp bánh trong khoảng 30 phút là chín bánh.

Bánh tẻ ngon nhất là ăn khi còn nóng, khí bóc bánh ra lớp bánh trắng ngần cùng nhân thịt thơm ngon khiến bất cứ ai thưởng thức cũng đều xuýt xoa khen ngon.

Ngày nay, bánh tẻ Phú Nhi được phổ biến rộng rãi từ các huyện, các xã, thậm chí đến Hà Nội cũng có thể mua được bánh này. Là một thứ quà quê chân chất mộc mạc, là thứ bánh mà ai cũng có thể thưởng thức, khi đưa miếng bánh lên miệng ta sẽ cảm nhận thấy sự kết tinh của trời đất, vỏ bánh giòn, có vị đậm vị béo của nhân bánh, vị thơm mùi tiêu, hành. Bánh tẻ như một minh chứng tính yêu của chàng Phú và nàng Nhi ngọt ngào và chung thủy và sắt son.

                                                                  Theo: petrotimes.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

58
Đang xem:
76.998.509
Tổng truy cập: