QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Sức hút của làng Nam Bộ
(Ngày đăng: 22/03/2013   Lượt xem: 1525)

Đến thời Nguyễn, việc khai phá đồng bằng Nam Bộ đã đem lại thêm một bộ mặt mới cho làng xã Việt Nam. Nông thôn Nam Bộ cũng tổ chức thành làng, nhưng nếu như làng xã Bắc Bộ cổ truyền tự trị khép kín thì nét đặc trưng chung của thôn ấp Nam Bộ là “tính mở”.

Từ khi chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ về phía Nam , thì việc khai phá ra đồng bằng Nam bộ đã đem lại thêm một khuôn mặt mới cho bức tranh làng xã Việt Nam thêm đa dạng. Vùng nông thôn ở khu vực Nam bộ cũng được tổ chức thành những làng xã, nhưng với tên gọi “làng” không được phổ biến như ở phía Bắc mà thay vào đó là phương ngữ mang đậm tính chất Nam bộ đó là “thôn ấp”.

Làng Nam Bộ không có lũy tre làng dày đặc bao quanh với cái cổng làng sớm mở tối đóng như làng Bắc Bộ. Ở vùng đất cao (gọi là miệt giống), bờ tre chỉ còn là một biểu tượng đánh dấu danh giới các ấp thôn, ở vùng sông nước (miệt sông), thôn ấp trải dài dọc theo các kênh rạch. Thành phần cư dân của làng Nam Bộ thường hay biến động, người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở làng Bắc Bộ. Tính cách người nông dân Nam Bộ do vậy cũng trở nên phóng khoáng hơn. Họ làm được bao nhiêu ăn nhậu bấy nhiêu, được đến đâu hay đến đó.

Nông thôn Nam Bộ
Nông thôn Nam Bộ

Làng xã Nam bộ thường là không có ruộng đất công để ban cấp cho người dân, ai có sức khai phá thì biến thành của riêng, mua đi bán lại, người không có đất thì đi làm thuê, làm mướn, nay đây mai đó, khác hẳn với chế độ ruộng đất công của cư dân phía Bắc là có ruộng công, được chia theo đầu người và chịu sự cai quản của Nhà nước, hàng năm phải đóng tiền thuế theo số lượng ruộng đất được giao... Bởi thế quan hệ làng xóm của người Nam bộ mang tính cộng đồng không được mạnh mẽ, chủ yếu là quan hệ theo cá nhân. Họ họp nhau, tương trợ, đùm bọc lẫn nhau, nương tựa vào nhau để mà sinh sống.
 

Song mọi sự thay đổi đều có lí do của nó. Thành phần cư dân này biến động, vì nơi đây còn nhiều miền đất chưa khai phá, vì thế người dân có thể rời bỏ làng đi tìm chỗ khác dễ làm ăn hơn. Việc tổ chức thôn ấp theo các dòng kênh, các trục giao thông thuận tiện là sản phẩm của thời đại, khi kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Tính cách phóng khoáng là do thiên nhiên Nam Bộ ưu đãi, khí hậu ổn định, hầu như ít gặp thiên tai bất thường.

Vì làng Nam Bộ có cấu trúc mở, tính cách người dân Nam Bộ phóng khoáng, nên vùng này cũng dễ tiếp nhận hơn những ảnh hưởng từ bên ngoài của văn hóa phương Tây, thậm chí kể cả những yếu tố văn hóa tiêu cực thời Pháp, Mĩ.

Tuy nhiên dù hay biến động, người Nam Bộ vẫn sống thành làng với thấp thoáng bóng tre, mỗi làng vẫn có một ngôi đình, với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng dù chỉ là Thành Hoàng chung chung. Hàng năm cư dân vẫn tụ họp nhau ở các lễ hội. Dù làm ăn dễ dãi, người Nam Bộ vẫn giữ nếp cần cù.

 

Ban thờ Thành Hoang làng
Ban thờ Thành Hoàng làng

Dù kinh tế hàng hóa có phát triển, họ vẫn coi trọng tính cộng đồng, yếu tố hàng xóm vẫn đứng thứ hai trong bậc thang ưu tiên khi chọn nơi cư trú: “Nhất cận thị, nhì cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền”.

Ngày nay, tuy cuộc sống hiện đại đã len lỏi vào từng ngõ ngách, thôn xóm và đến từng nhà, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thường nhật của mọi người, yếu tố văn hóa ngoại lai dần dần thấp thoáng đâu có trong cách sống, cách nghĩ của một bộ phận giới trẻ.


Song không phải vì thế mà yếu tố văn hóa cổ truyền làng xã Việt Nam bị mai một. Nó vẫn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy dưới nhiều hình thức văn hóa dân gian khác nhau. Làng xã Nam bộ với những nét đặc trưng văn hóa của mình đã góp phần không nhỏ vào bức tranh đa dạng, đầy màu sắc của làng xã cổ truyền Việt Nam.
                                                                                                   

                                                                                                         Theo:Thể Thao Việt Nam

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.509.333
Tổng truy cập: