QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Du lịch cộng đồng: Mô hình phát triển mạnh ở Sa Pa
(Ngày đăng: 06/03/2013   Lượt xem: 640)

Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng đã và đang phát triển mạnh, được nhiều du khách ưa chuộng, góp phần nâng cao đời sống của người dân.


Được triển khai năm 2008, với sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) và Tổ chức Phát triển của Chính phủ Hà Lan (SNV), Lào Cai đã xây dựng thí điểm Dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững” tại huyện Sa Pa. Mục đích của dự án là đào tạo, nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sa Pa trong kinh doanh du lịch. Sau 4 năm triển khai, Dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững” thực sự là hướng phát triển du lịch phù hợp với điều kiện ở vùng cao Sa Pa.

 

Dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững” được triển khai thí điểm tại thôn Cát Cát  và Sín Chải, thuộc xã San Sả Hồ với sự tham gia của 4 hộ dân. Các hộ dân được hướng dẫn cách tổ chức đón tiếp, bố trí nơi nghỉ cho du khách có nhu cầu tham quan, khám phá phong tục, tập quán và các hoạt động lao động, sản xuất của người dân địa phương. Tại đây, các hộ dân được dự án hỗ trợ, tập huấn kĩ năng giao tiếp, tổ chức vệ sinh nhà ở và thành lập các đội văn nghệ tại thôn, bản, sẵn sàng biểu diễn phục vụ khi du khách có nhu cầu. Bên cạnh đó, Dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững” cũng khuyến khích các hộ dân trong thôn bảo tồn và phát triển một số ngành, nghề truyền thống, như dệt thủ công, thêu may thổ cẩm, rèn, đúc, chạm khắc, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Trong thời gian ngắn, lượng khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài đến đây đã tăng nhanh chóng. Hệ thống homestay phát triển mạnh, tại xã Tả Van ban đầu có 3 hộ dân thì đến nay đã có trên 30 hộ tham gia mô hình.

 

Qua 4 năm thực hiện, đến nay, hình thức du lịch cộng đồng tại Lào Cai đã nhân rộng tới 13 xã thuộc huyện Sa Pa và Bắc Hà với 120 cơ sở lưu trú, nhà trọ. Tại những địa phương này, người dân đã đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú mới, một số hộ cải tạo hoặc sử dụng chính nhà sàn của mình làm nhà nghỉ với diện tích bình quân 100 m2/hộ, đảm bảo phục vụ từ 15 - 30 du khách. Nhận được sự hỗ trợ của Dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững”, 31 hộ dân xã Bản Hồ (Sa Pa) đã cải tạo, đầu tư tiện nghi, đáp ứng  nhu cầu ăn, nghỉ của du khách. Du lịch cộng đồng đã giúp nhiều hộ dân tại xã Bản Hồ có nguồn thu nhập mỗi năm từ 40 - 50 triệu đồng. Theo điều tra của tổ chức IUCN, hơn 70% số du khách quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu tới các bản, làng của đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đó cho thấy, phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi có nhiều tiềm năng.

 

Tuy nhiên, hoạt động du lịch cộng đồng cũng còn những hạn chế nhất định, như chưa kéo dài thời gian lưu trú của du khách, do nghèo nàn về nội dung, hình thức và thiếu sản phẩm du lịch độc đáo. Để làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch và tránh xâm hại về mặt văn hoá, thương mại, huyện Sa Pa và Bắc Hà đang chỉ đạo các xã, cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tiếp tục bảo tồn, phục dựng những nét đẹp văn hoá truyền thống. Bên cạnh đó, tăng cường vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên để phát triển du lịch bền vững./.

                                                                                                     Theo: Báo Lào Cai

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.477.062
Tổng truy cập: