QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Một lần về làng nón Quy Hậu
(Ngày đăng: 11/01/2013   Lượt xem: 1163)

“Ai về Quy Hậu quê tôi, Nhà nhà nón trắng bao người muốn mua”

Nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 45 km về hướng Bắc. Thôn Quy Hậu- huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá. Người Quy Hậu gắn với nghề làm nón chẳng khác gì người An Xá gắn với nghề dệt chiếu, người Xuân Bồ gắn với nghề đan lát... Có điều nghề đan nón vất vả mà thu nhập chẳng được là bao. Song ở đó, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà không ai chê nghề, bỏ nghề. Và đó là một câu chuyện cổ tích giữa đời thường....

non 1.jpg

(Ảnh tư liệu )

Tôi đến với  làng quê An Thủy – Lệ Thủy, từ những ngày đầu hè ,dầu là lần đầu đến đây qua mục đích du lịch về miền Trung xa xôi , mà tôi chỉ kịp tưởng tượng qua sách vở từ bé giờ, nhưng khi đến nơi đây, tôi đã có một suy nghĩ hoàn toàn khác , nhất là khi đến với làng nón này. Song tôi cảm nhận được một điều: Nghề nón Qui Hậu không nơi nào sánh được bởi con người ở đó họ chăm chút, tỉ mỉ, và coi sản phẩm của mình giống như một  tế bào không thể thiếu trong cơ thể con người. Chứng tỏ người Quy Hậu họ yêu nghề làm nón biết bao.

Thật khó xác định nghề nón  xuất hiện ở đây từ khi nào, song theo lời các cụ kể lại: Người đầu tiên đưa nón về làng là hai ông: Nguyễn Văn Duy còn gọi là ông Bộ Chiêm và ông Đỗ Bá Mỡn gọi là ông thợ Giồng. Hai ông vốn làm nghề thợ may giỏi rủ nhau đi Ba Đồn (Quảng Trạch ) may thuê. Họ ở lại làng Thổ Ngọa nay là xã Quảng Thuận – Quảng Trạch. ở đây nghề nón rất sôi động, thu hút tất cả mọi người. Thấy vậy hai ông trở về quê và rủ thêm ba người bạn cùng đi may, nếu được học luôn cả nghề nón. Đó là ông Lê Quang Mạc, Nguyễn Văn Tranh, và Nguyễn Quang Suyền. Cả năm ông vừa học may, vừa học nón.  Trong đó có ông Bộ Chiêm vợ mất đã hai năm, ở làng Thổ Ngọa  có bà Nga góa chồng, thế là họ mai mối cho nhau, đám cưới được tiến hành, ông Bộ Chiêm đưa vợ về làng. Nghề nón có từ đó.

non 2.jpg
( Ảnh tư liệu)

Đến nay nón lá Quy Hậu đã có mặt khắp nơi, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Trung ra nước bạn. Mỗi ngày có khoảng 1000 chiếc nón từ  914 hộ của làng được các lái buôn thu gom chở đi khắp các tỉnh thành. Trung bình mỗi cái 10 nghìn đồng, có cái 20 đến 50 nghìn đồng. Mỗi gia đình thu nhập bình quân trong ngày khoảng 20 nghìn đồng . Tổng thu nhập bình quân hàng năm  của làng hơn năm tỉ đồng tiền bán nón. Một con số không nhỏ phải không các bạn!

Nhìn những chiếc nón xinh xinh và chắc chắn, ít ai biết được rằng, để làm nên nó, những người thợ đã bỏ ra khá nhiều công sức và thời gian. Đầu tiên là việc chọn mua nguyên vật liệu. Lá nón được lấy ở rừng mua về phơi ( sấy) cho lá khô từ màu xanh chuyển dần sang màu trắng, sau đó người thợ làm nón phải ủi lá ra cho thật thẳng m à vẫn giữ được độ dẻo và mềm. Vành nón được làm bằng cật nứa vót nhỏ, với cây mác sắc những bàn tay nhanh nhẹn chuốt từng sợi tre thành những cái nan vành đếu tăm tắp, tròn trặn và bóng bẩy. Từng cái nan vành được uốn thành vòng rất tròn , hai đầu tre được kết liền vơí nhau bằng một mối chỉ buộc thật khéo léo. Công đoạn khó nhất để tạo ra được một chiếc nón là công đoạn chằm, đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì , khéo léo và tỉ mỉ chỉ cần sơ ý một chút là lá nón sẽ bị nhăn và rách. Vì thế từng tay kim và những sợi chỉ trong suốt , thoăn thoắt cứ đưa lên đưa xuống làm cho những tấm lá trắng xanh như được dán vào bộ vành bằng một thứ keo vô hình.

Trước đây người Quy Hậu chỉ sản xuất một loại nón lá nhưng ngày nay do nhu cầu của thị trường họ sản xuất hai loại nón ( nón dừa và nón lá ) .

non 3.jpg

Tuy nghề làm nón  thu nhập không cao nhưng nó tạo ra công ăn việc làm cho người dân Quy Hậu lúc nông nhàn. Mỗi người một việc như có sự phân công lao động từ trước .

Đặc biệt, từ em nhỏ đến cụ già cũng không có ai nhàn rỗi. Chính vì vậy tôi thấy học sinh Quy Hậu rất chăm chỉ. Tự mình có thể làm ra tiền phụ giúp gia đình trang trải trong việc học hành. Đã thế các em còn học giỏi, chăm ngoan . Là người vui chơi cùng các em trong những ngày ở lại đây , tôi như cảm nhận rõ hết điều này cái mộc mạc , giản đơn và đáng để ai một lần đến đây đều trân quý .

non 4.jpg

Chính từ nơi đây Quy Hậu đã đón nhận làng văn hóa một trong những tốp đầu của huyện và được UBND tỉnh tặng bằng khen. Năm 2008 UBND tỉnh Quảng Bình đã công nhận Quy Hậu – làng nón – làng nghề. Cũng chính vì vậy mà ngày nay nón Quy Hậu  đã trở thành chổ đứng, niềm tin trong sự phát triển kinh tế, văn hóa của cả làng. Tên tuổi của làng nón Quy Hậu đã được khắp nơi biết đến :

“Từ Hà Nội đến Cần Thơ

Nón đi trăm ngả nón chờ em đây

Hỡi ai mua nón thì mua

Tròn vành bán nguyệt như vòng tơ duyên”

Là một lữ khách đến  Quy Hậu tôi thật sự cảm thấy tự hào và yêu mến cái nghề truyền thống đó không biết tự khi nào. Bởi nón lá Quy Hậu đã thực sự làm nên kì tích, niềm vui, niềm vinh dự cho cả làng. Nón Quy Hậu không chỉ giúp người dân  Quy Hậu vững vàng về kinh tế  mà quê hương Quy Hậu đã thực sự kế tục truyền thống tốt đẹp của lịch sử dân tộc , họ  đã biết giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa, văn hóa dân tộc.

non 5.jpg

Tôi thiết nghĩ rằng: nghề làm nón không thể giàu được , nhưng tất cả những người dân nơi đây đều có một tình yêu, niềm đam mê kì lạ với cái nghề truyền thống rất đỗi tự hào của mình.

                                                                                                                                                         Minh Ngọc

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.521.333
Tổng truy cập: