QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Những ngôi chùa không nên bỏ qua
(Ngày đăng: 31/08/2013   Lượt xem: 459)
Chùa ở Huế thường đơn giản nhưng trang nghiêm và thanh thoát với những vườn cây xanh ngát bao quanh. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng mà khách đến Huế không nên bỏ qua.

Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ)

Được coi là cổ kính nhất ở Huế, ngôi chùa gắn liền với huyền thoại chọn đất đóng đô của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Trong một lần đi dọc sông Hương ngược lên đầu nguồn, bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Người dân địa phương cho biết, ngọn đồi này có tên là Hà Khê, hàng đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên đồi và nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để hội tụ linh khí, làm bền long mạch cho nước Nam hùng mạnh”.

Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng chùa trên đồi, hướng mặt ra sông Hương, đặt tên là Thiên Mụ - công trình “quy tụ linh khí, để cầu phúc, cầu lộc, giúp nước, giúp dân...”. Chùa được vua Thiệu Trị  xếp vào “Thần kinh nhị thập cảnh”, tức là 20 cảnh đẹp của đất thần kinh và cho đến ngày nay vẫn là biểu tượng tâm linh của người dân Cố đô.

Chùa Báo Quốc


Chùa Báo Quốc
Chùa ban đầu có tên là Hàm Long Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển “Sắc Tứ Báo Quốc Tự” có ghi dòng chữ: Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề. Năm 1808, để báo hiếu mẹ là Hiếu Khương Hoàng Thái Hậu, vua Gia Long trùng tu chùa, xây tam quan và đúc đại hồng chung nặng 826kg, cao 1,4m, đường kính 1,2m (nay vẫn còn), và đặt tên là Thiên Thọ Tự. Năm 1824, vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc lấy tên Báo Quốc Tự. Nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại chùa nhân lễ Vạn thọ tứ tuần đại khánh vào năm 1830...

Chùa Báo Quốc là trung tâm đào tạo tăng tài cho phật giáo Đàng Trong; là nơi đầu tiên thành lập Trường Sơ đẳng Phật học (1935) và Trường Cao đẳng Phật học (1940) của cả nước.

Chùa Từ Đàm

Được xây dựng năm 1690, triều đại chúa Nguyễn Phúc Thái, với tên gọi ban đầu là Ấn Tôn Tự, năm 1841 được vua Thiệu Trị đổi tên thành chùa Từ Đàm. Khi ấy, chùa trở thành trung tâm Phật học lớn của cả nước, nhiều niệm Phật đường và các khuôn hội thành lập sau này đều lấy bài trí cấu trúc và cách thờ tự của chùa Từ Đàm làm khuôn mẫu. Kiến trúc của chùa kết hợp đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ, với yêu cầu rộng rãi, cao ráo, cổ kính nhưng đơn giản.

Chùa Từ Đàm là nơi diễn ra Đại hội thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam và ký tên gia nhập Hội Phật giáo thế giới năm 1951. Chùa Từ Đàm cũng là trung tâm của các hoạt động đấu tranh của Giáo hội Phật giáo chống các chế độ độc tài, gia đình trị tại miền Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX và đã để lại dấu ấn lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng miền nam.

Tổ đình Từ Hiếu


Chùa Từ Hiếu
Còn gọi là chùa Thái giám, xây dựng năm 1843. Quá trình xây dựng chùa gắn với câu chuyện cảm động về tình mẫu tử của Thiền sư Nhất Định - người sáng lập chùa để phụng dưỡng mẹ già. Chuyện đến tai vua Tự Đức, cảm phục trước tấm lòng hiếu thảo của sư Nhất Định, nên được đặt tên là Từ Hiếu. Năm 1848, chùa được các vị quan lại trong cung triều Nguyễn, nhất là các vị thái giám đóng góp trùng tu tôn tạo quy mô hơn để lo việc thờ tự. Chùa được coi là nghĩa trang thái giám có một không hai ở Huế hiện nay…

Chùa Thiền Lâm

Chùa lớn và đẹp nhưng khá xa trung tâm Huế, đi về hướng núi Bạch Mã, cách Huế 25km. điểm thu hút khách thập phương và Phật tử các giới là nơi đây có phong cảnh u tịch, thoáng mát, nhiều cây cao bóng cả, là môi trường sinh thái rất tốt. Khách đến đây tham quan, viếng chùa lễ Phật được hưởng không khí an lành, có thể quên đi những tháng ngày mệt nhọc và phiền não.

                                                                                                 Theo: daibieunhandan

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.507.818
Tổng truy cập: