TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
(29)- Trao tặng bộ tranh Hàng Trống quý cho bảo tàng
(Ngày đăng: 21/03/2024   Lượt xem: 43)

Họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê vừa trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ, một trong những tác phẩm có giá trị xã hội rất lớn, thuộc dòng tranh Hàng Trống.

Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến Thăng Long - Hà Nội. Màu sắc trong tranh Hàng Trống có những nét đặc thù. Hai màu đặc trưng của tranh Hàng Trống chính là xanh da trời và hồng điều. Các màu khác như đỏ, cam, vàng, xanh lá cây… cũng được vận dụng, kết hợp tài tình với hệ thống nét đen của màu tự nhiên lấy từ than lá tre ủ kỹ, khiến cho các tác phẩm tranh Hàng Trống rực rỡ, cuốn hút nhưng không kém phần tao nhã, tinh tế.
 Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ thuộc dòng tranh Hàng Trống

 

Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ thuộc dòng tranh Hàng Trống

“Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ là một trong những tác phẩm có giá trị xã hội rất lớn. Các nhân vật nữ được thể hiện trong bộ tranh đều là những bậc nữ nhi - anh kiệt, chuyển tải được tinh thần của truyện và ý tưởng của tác giả là ca ngợi những tấm gương trung, hiếu, tiết, nghĩa; đề cao giáo dục về nhân cách đẹp mà trong xã hội nào cũng cần bồi đắp, xây dựng cho người đương đại…", họa sĩ Phan Ngọc Khuê chia sẻ.

Dịp này, bảo tàng cùng phối hợp với nhà sưu tập tổ chức triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”. Triển lãm gồm 40 bức tranh thuộc 10 bộ tranh truyện là những tích truyện cổ trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Niên đại của các bộ tranh trưng bày tại triển lãm được cho là sáng tạo từ thế kỷ XIX tới trước năm 1945. Họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê chia sẻ ông là người nặng lòng với tranh dân gian.

Họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê (giữa)

Phần vì thời tiết Việt Nam nồm ẩm, tranh giấy khó giữ lâu dài nên ông luôn ý thức việc sưu tầm, gìn giữ là một nhiệm vụ rất quan trọng. “Tôi nhớ năm 1980, trong quá trình sưu tầm, tôi đến một hiệu tranh xưa, các bộ tranh được bó thành bó để trên gác xép vì không ai mua. Mang tranh về phải dụng công bồi lại. Nhiều tranh không còn khôi phục được”.

Trong suốt hơn 30 năm làm việc cho bảo tàng, ông cùng các đồng nghiệp đã đi nghiên cứu, sưu tầm tư liệu tại các công trình nghệ thuật, điêu khắc dân gian tại đình, chùa, miếu… Đi đến đâu, ông cũng hỏi người dân về tranh dân gian, ấp ủ sưu tầm, gìn giữ giá trị đặc sắc của dòng tranh này. Tranh Hàng Trống được chia thành nhiều loại như tranh thờ, tranh sinh hoạt, thiên nhiên, tranh truyện, tranh tết. Trong đó, tranh truyện được vẽ theo các tích truyện cổ như Chiến quốc, Sơn hậu, Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Chiêu Quân cống Hồ...

Tại triển lãm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết nhận định, họa sĩ Phan Ngọc Khuê chính là một trong những người góp phần giữ lửa cho dòng tranh dân gian Hàng Trống. "Ngày nay, trước sự mai một, nguy cơ thất truyền của các dòng tranh dân gian truyền thống, qua bộ sưu tập tranh của họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê, mỗi người có cơ hội để chiêm ngưỡng, suy ngẫm nét đẹp của dòng tranh nổi tiếng Hà Thành. Qua đó, tìm về hồn cốt dân tộc, nối dài mạch sống của di sản", bà Nguyễn Thị Tuyết nói.

Triển lãm kéo dài hết ngày 31-3, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

                                                   Theo: sggp.org.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

27
Đang xem:
72.483.307
Tổng truy cập: