TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
(19)-Thầy giáo Trần Thế Phương trong hoạt động trải nghiệm thư pháp đầu Xuân Giáp Thìn 2024
(Ngày đăng: 29/02/2024   Lượt xem: 28)

Tục xin chữ, cho chữ đầu năm đã trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt. Ngày nay, môn nghệ thuật đặc biệt này lại được tiếp thêm sức sống mới bởi những người trẻ có chung hoài bão là giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thầy giáo Trần Thế Phương trong hoạt động trải nghiệm thư pháp đầu Xuân Giáp Thìn 2024

Thầy giáo Trần Thế Phương trong hoạt động trải nghiệm thư pháp đầu Xuân Giáp Thìn 2024

Những ngày đầu tháng Giêng, trên hành trình du xuân qua các đền chùa, lễ hội, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ, múa bút nghiên trước ánh mắt thán phục của nhiều vãn khách. Với ông đồ Trần Thế Phương (sinh năm 1980): “Thư pháp không chỉ là luyện chữ mà còn rèn tính người”. Anh Phương xuất thân là một thầy giáo dạy Mỹ thuật tại Trường Tiểu học Sông Thao, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, bén duyên với nghệ thuật thư pháp đã được 10 năm. Sẵn trong mình tâm hồn đam mê với nghệ thuật, anh đã quyết tâm tự học những nét chữ đầu tư để đầu tư tham gia dự thi năng khiếu trong Kỳ thi giáo viên làm Tổng phụ trách đội cấp huyện và cấp tỉnh.

Tặng chữ cho các bạn học sinh

“Ông đồ” Trần Thế Phương còn nhớ ngày đó, thư pháp và những người học thư pháp chưa phổ biến như bây giờ. Khi mang bộ môn nghệ thuật này trình diễn tại hội thi và trong giảng dạy, được đồng nghiệp và học trò đón nhận, đánh giá cao. Anh quyết tâm gắn bó để mang nét văn hóa truyền thống của cha ông quay trở lại và trở nên thân thuộc với học trò hiện đại. Để thành thục và nhuần nhuyễn thư pháp, người học phải có đức tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, tâm hướng thiện với mong muốn mang con chữ giúp ích cho đời cho người. Mười năm gắn bó với thư pháp, ông đồ Trần Thế Phương không nhớ hết là mình đã tham gia bao nhiêu buổi triển lãm, bao nhiêu chương trình ở các nhà trường, địa phương. Cái đọng lại trong anh là người dân, đặc biệt là các em học sinh đón nhận và thích thú với thư pháp ngày càng nhiều. Đó là tín hiệu vui cho bộ môn nghệ thuật có tuổi đời hàng ngàn năm này được tiếp thêm sức sống trong thời hiện đại.

Nếu nói về các ông đồ thì có lẽ chưa đủ, những người trẻ yêu thư pháp ở quê hương Phú Thọ không thể thiếu chân dung của những “bà đồ”- đó là cách gọi vui những người phụ nữ đam mê, am hiểu thư pháp không kém gì đấng mày râu. Đối với chị Đào Thị Thu Hiền - Giáo viên Trường THCS Hương Nộn, huyện Tam Nông, thư pháp là niềm yêu thích theo chị từ những ngày còn ngồi trên giảng đường đại học. Lần đầu tiền chị Hiền biết tới thư pháp là chuyền tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Cô sinh viên đôi mươi khi ấy đã bị thu hút không rời mắt khỏi những nét chữ như rồng bay phượng múa của các ông đồ tại nơi đây. Hình ảnh đó như lời vọng từ quá khứ xa xôi, thôi thúc người trẻ như chị phải học để góp phần gìn giữ tinh hoa ấy.

Cô giáo Đào Thị Thu Hiền trong tà áo dài cho chữ đầu năm

“Bà đồ” Đào Thị Thu Hiền cho biết: “Thư pháp không phải là sân chơi để trải nghiệm. Theo đuổi thư pháp cần một đam mê rất lớn. Người học thư pháp phải có tinh thần trượng nghĩa, trọng tri thức thì con chữ viết ra mới có hồn, thể hiện được giá trị chân - thiện - mỹ”. Đối với anhTrần Thế Phương hay cô giáo Đào Thị Thu Hiền, thư pháp không phải là nghề tay trái, đó còn là duyên, nghiệp. Môn nghệ thuật mà qua đó người ta thấy chiều dài mấy ngàn năm lịch sử của văn hóa Việt. Vì lẽ đó mà thư pháp ngày càng có sức hút đối với các bạn trẻ.

Nhiều nhà trường tổ chức các hoạt động đầu xuân cho học sinh trải nghiệm, được xem thầy đồ viết chữ. Các em thích thú khi được thầy tặng tên, tặng chữ về treo ở góc học tập. Anh Nguyễn Quang Chung - Chủ tịch CLB Thư pháp An Nhiên cho biết: “CLB Thư pháp An Nhiên tập hợp thành viên có chung niềm đam mê với thư pháp. Trong đó, thành viên nhỏ tuổi nhất chỉ mới 6 tuổi và thành viên lớn tuổi nhất đã 83 tuổi”.

Thư pháp không chỉ luyện chữ mà còn rèn đức tính, phẩm chất tốt đẹp cho người học. Thế hệ trẻ ngày nay yêu thích và tìm hiểu thư pháp là tín hiệu vui cho thấy thư pháp Việt ngày càng được tiếp thêm sức sống.

                                                      Theo:  baophutho.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.475.220
Tổng truy cập: