TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
(MM)-Bật mí bất ngờ về khoáng vật hiếm có khó tìm nhất Trái đất
(Ngày đăng: 06/02/2024   Lượt xem: 27)

Các khoáng vật nằm rải rác trên khắp Trái đất. Trong số này, khoáng vật hiếm nhất được các nhà khoa học công nhận là kyawthuite. Mogok ở Myanmar hiện là nơi duy nhất tìm thấy khoáng vật siêu hiếm này.

Bat mi bat ngo ve khoang vat hiem co kho tim nhat Trai dat
Theo các nhà khoa học, kyawthuite là khoáng vật hiếm nhất trên Trái đất. Tính đến thời điểm hiện tại, họ mới tìm thấy một tinh thể kyawthuite ở vùng Mogok, Myanmar.
Bat mi bat ngo ve khoang vat hiem co kho tim nhat Trai dat-Hinh-2
Cơ sở dữ liệu khoáng vật của Viện Công nghệ California (Caltech) có mô tả về kyawthuite. Nó là một viên đá quý nhỏ màu cam đậm 1,61 karat (hay nặng 0,3 gram).
Bat mi bat ngo ve khoang vat hiem co kho tim nhat Trai dat-Hinh-3
Kyawthuite được Hiệp hội Khoáng chất Quốc tế chính thức công nhận là khoáng vật quý hiếm vào năm 2015. Hiện nó được lưu giữ và bảo quản trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.

Bat mi bat ngo ve khoang vat hiem co kho tim nhat Trai dat-Hinh-4
Công thức hóa học của kyawthuite là Bi3+Sb5+O4, với một chút nguyên tố tantalum. Cả bismuth (Bi) lẫn antimony (Sb) đều là kim loại hiếm nhưng không quá khác thường.
Bat mi bat ngo ve khoang vat hiem co kho tim nhat Trai dat-Hinh-5
Theo các nhà khoa học, lượng bismuth trong lớp vỏ Trái đất lớn hơn vàng và antimony cũng nhiều hơn bạc. Oxy là nguyên tố dồi dào nhất của vỏ Trái đất. Do đó, sự quý hiếm của kyawthuite liên quan đến quá trình hình thành chứ không phải do thiếu hụt các thành phần cấu tạo.
Bat mi bat ngo ve khoang vat hiem co kho tim nhat Trai dat-Hinh-6
Bismuth là nguyên tố nặng đến mức khối lượng riêng của kyawthuite cao gấp 8 lần nước và gấp 2 lần khối lượng riêng của hồng ngọc - loại đá quý trông hơi giống kyawthuite.
Bat mi bat ngo ve khoang vat hiem co kho tim nhat Trai dat-Hinh-7
Kho dữ liệu về khoáng chất của Viện Công nghệ California (Caltech) mô tả cấu trúc kyawthuite gồm các tấm kẻ ô Sb5+O6 bát diện đặt song song với những nguyên tử Bi3+. Đây hiện là oxit bismuth-antimony duy nhất được giới khoa học công nhận.
Bat mi bat ngo ve khoang vat hiem co kho tim nhat Trai dat-Hinh-8
Việc kyawthuite chỉ được tìm thấy duy nhất ở Myanmar khiến giới nghiên cứu cho rằng có thể liên quan đến hoạt động địa chất. Theo họ, khi siêu lục địa Gondwana cổ đại bắt đầu tách ra khoảng 180 triệu năm trước, Ấn Độ di chuyển về phía bắc và va chạm với khu vực ngày nay là vùng Nam Á.
Bat mi bat ngo ve khoang vat hiem co kho tim nhat Trai dat-Hinh-9
Áp suất và sức nóng từ vụ va chạm đã hình thành nên vô số khoáng vật, trong số này có khoáng vật cực hiếm như kyawthuite. Tuy nhiên, để chứng minh quan điểm này, các nhà khoa học sẽ cần phải nghiên cứu và tìm ra những bằng chứng xác thực.
                               
  Theo:  kienthuc.net.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.491.276
Tổng truy cập: