TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
PHÁT HUY THÀNH TÍCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG, GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Ngày đăng: 07/07/2011   Lượt xem: 906)

PHÁT HUY THÀNH TÍCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRONG TÌNH HÌNH MỚI

(Báo cáo của Ban Chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Khóa I

tại Đại hội lần thứ hai Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tháng 11 năm 2008)

 

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được Bộ Nội Vụ cho phép thành lập theo Quyết định số 22/2005/QĐ-BNV ngày 3/2/2005. Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội  đã được tổ chức ngày 20 tháng 5 năm 2005. Bản Điều lệ của Hiệp hội đã được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 67/2005-QĐ-BNV ngày 11-7-2005. Đại hội lần thứ hai họp lần này có nhiệm vụ kiểm điểm hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ I (2005 – 2008), đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Hiệp hôi và bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ II (2009 – 2011).

Bản Báo cáo này gồm hai phần: (1) Kiểm điểm tình hình hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong nhiệm kỳ I (2005 – 2008); và (2) Phương hướng, nhiệm vụ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong nhiệm kỳ II (2009 – 2011).   

Phần thứ nhất

KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG

CỦA HIỆP HỘI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM NHIỆM KỲ I (2005 – 2008) 

Trong nhiệm kỳ 3 năm ( 2005- 2008), dưới sự cố vấn của Hội đồng Tư vấn có uy tín và bề dầy kinh nghiệm, lãnh đạo của Ban Thường trực và Ban Chấp hành Hiệp hội đã nhanh chóng ổn định và kiện toàn về tổ chức đưa Hiệp hội đi vào hoạt động nề nếp, thường xuyên và có hiệu quả.

I. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Thực hiện chương trình hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Ban Thường trực và Ban Chấp hành đã triển khai nhiều mặt công tác gắn với 6 chương trình hoạt động và đạt được những kết quả nhất định. Để thực hiện chương trình chấn hưng và phát triển Làng nghề, góp phần nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã các sản phẩm từ các làng nghề, phát triển các doanh nghiệp làng nghề, giúp các hội viên xây dựng và bảo vệ thương hiệu, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu, Hiệp hội đã tổ chức một số hoạt động có hiệu quả như:

1. Tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm:

Trong nhiệm kỳ qua, Hiệp hội đã phối hợp với một số tổ chức, đoàn thể liên quan tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại cho các hội viên, thành viên Hiệp hội đạt kết quả tốt.

Năm 2006, Hiệp hội đã phối hợp với Hội Người cao tuổi Việt Nam, Phòng Thương Mại Công nghiệp Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian tổ chức thành công chương trình: “Ngày hội Người cao tuổi với phát triển làng nghề Việt Nam” với sự hội tụ của hơn 63 làng nghề truyền thống đến từ 22 tỉnh thành trong cả nước, cùng với các hoạt động văn hoá phong phú, trưng bày triển lãm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tặng 8 nghệ nhân Dân gian và trao giải thưởng Gonden V 2005. Tham gia với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ triển lãm, thi tay nghề và Hội thảo và đóng góp ý kiến xây dựng chương trình "Mỗi làng một nghề".

Hiệp hội đã phối hợp với MTTQVN TP Hà Nội tổ chức lễ hội Văn hoá Phúc - Lộc - Thọ để mừng thọ cho các Cụ cao niên và nghệ nhân cao tuổi nhân dịp tết nguyên đán Bính Tuất. Phối hợp với Hiệp hội Sản xuất kinh doanh của người tàn tật tổ chức triển lãm những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của người tàn tật nhân dịp ngày Bảo vệ và chăm sóc người tàn tật Việt Nam 18/4. Phối hợp với Bộ Công nghiệp và UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức “Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn các tỉnh phía Bắc ” tại Vĩnh Phúc. Văn phòng đại diện phía Nam phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo “Xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển làng nghề và thủ công mỹ nghệ Đồng Bằng Sông Cửu Long ” và Hội thi bàn tay vàng.

Được sự ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của các hội viên sang năm 2007, Hiệp hội tiếp tục phát huy tổ chức một số hoạt động nhằm xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu cho các hội viên đạt kết quả tốt. Hiệp hội đã phối hợp với Hội người cao tuổi Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tổ chức chương trình 60 năm Đền ơn đáp nghĩa, trong đó có tổ chức triển lãm tôn vinh các hội viên là thương binh, người có công với cách mạng. Phối hợp với Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ triển lãm: Làng nghề Việt Nam-2007, tại đây Hiệp hội đã tổ chức thực hiện Khu đặc trưng làng nghề Việt Nam, Lễ hội Sức sống Làng nghề Việt Nam, phối hợp chủ trì diễn đàn Làng nghề Việt Nam, tổ chức Hội chợ triển lãm Làng nghề và tuần lễ xúc tiến thương mại tại tỉnh Gia Lai, phối hợp  với tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo: “Phát triển Du lịch sinh thái gắn với Làng nghề”. 

Cuối năm 2007 đầu năm 2008, Hiệp hội phối hợp với Trung tâm Khu di tích Cổ Loa- Thành cổ Hà Nội tổ chức chương trình “Hội xuân Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội, Mậu tý-2008” trong đó có trưng bày triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến từ các 12 làng nghề truyền thống; Tổ chức chương trình “Tuần Du lịch làng nghề phố nghề Thăng Long- Hà Nội” nhận được sự hưởng ứng tham gia của hơn 20 làng nghề truyền thống, thu hút gần 50 ngàn lượt khách đến tham quan.

Tháng 7 năm 2008, Hiệp hội đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh Bình Định tổ chức thành công Hội chợ văn hóa ẩm thực làng nghề (trong Festival Tây Sơn – Bình Định) thu hút khoảng 250 doanh nghiệp Bình Định, một số của miền Trung và Tây Nguyên tham gia với 400 gian hàng, được nhân dân rất hoan nghênh. Cũng nhân dịp này, Hiệp hội đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức cuộc Hội thảo “Phát triển làng nghề miền Trung và Tây Nguyên” thu hút nhiều doanh nhân, nhà nghiên cứu và quản lý gần 100 người tham dự.

2. Tham gia hoạch định cơ chế, chính sách:

Trong nhiệm kỳ 3 năm, Hiệp hội còn tham gia đóng góp ý kiến với Chính phủ, một số bộ, ngành, tỉnh thành các cơ quan Nhà nước về các chế độ chính sách liên quan đến phát triển làng nghề như : tham gia tổng kết chương trình vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn về các biện pháp thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; Tham gia đóng góp ý kiến với Sở Công nghiệp Hà Nội về một số chính sách ưu đãi hỗ trợ phát tiển nghề và làng nghề TP Hà Nội;

Thường trực Hiệp hội cũng đã tham gia phản biện hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của trường Đại học Ngoại thương liên quan đến làng nghề Việt Nam: Xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng TCMN truyền thống Việt Nam (áp dụng cho sản phẩm Gốm Bát Tràng và Gỗ Mỹ nghệ Đồng Kỵ) và Xây dựng phát triển làng nghề du lịch tại một số tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ.

Việc chấp hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003, các quy định của Pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội đang được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Hiệp hội đã gửi văn bản góp nhiều nội dung quan trọng vào dự luật về tổ chức hoạt động của Hội, Hiệp hội với Bộ Nội vụ theo yêu cầu của Chính phủ.

Hiệp hội đã tham dự các hoạt động quốc gia và quốc tế như: với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Thương Mại, Công nghiệp, Kế hoạch & Đầu tư, Môi trường, các hội chuyên ngành, đoàn thể xã hội, một số tỉnh thành tiêu biểu

Câu lạc bộ nghiên cứu Phát triển trực thuộc Hiệp hội đã thu hút một số chuyên gia kinh tế, sinh hoạt đều đặn và góp được một số ý kiến thiết thực cho Thường trực Hiệp hội. Câu lạc bộ đã triển khai biên soạn và xuất bản cuốn sách “Đổi mới ở Việt Nam – Nhớ lại và suy ngẫm” có giá trị tham khảo; tác giả là những nhà nghiên cứu – những “người trong cuộc” góp phần giới thiệu quá trình, những bước đường gian nan, khó khăn đã trải qua đi đến hình thành đường lối, chủ trương đối mới đến ngày nay.

3. Về Công tác đào tạo: 

Được sự giúp đỡ của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa- Bộ kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại Hà Nội và một số cơ quan chuyên môn, Hiệp hội đã tổ chức nhiều lớp học tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cũng như các lớp học chuyên môn về  ngành nghề cụ thể như sau:

Phối hợp với Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2005: tổ chức 02 lớp học về "Khởi sự doanh nghiệp" tại Hà Nội đào tạo 120 học viên thuộc 9 tỉnh thành. Năm 2006 tổ chức 02 lớp học tại tỉnh Hà Tây về "Khởi sự doanh nghiệp" và “Quản trị doanh nghiệp” cho 140 học viên. Cùng chuyên đề về "Khởi sự doanh nghiệp" và “Quản trị doanh nghiệp” năm 2007 tổ chức 04 lớp học tại tỉnh Vĩnh Phúc đào tạo cho 160 học viên.

Phối hợp với Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Việt Nam, Sở Thương mại Hà Nội và Tổ chức hợp tác Việt - Đức để giới thiệu 75 hội viên tham dự 03 lớp học bồi dưỡng kỹ thuật sản xuất và bảo quản đồ mỹ nghệ, mây tre đan và nghiệp vụ kinh doanh xúc tiến thương mại.

Hiệp hội đã tổ chức một số buổi nói chuyện do bà Phạm Chi Lan (Ban Tư vấn Hiệp hội) nhằm phổ biến kiến thức cho Hội viên như: “Việt Nam gia nhập WTO- cơ hội và thách thức”, “Nhìn lại một năm Việt Nam gia nhập WTO”.

 4. Về Hợp tác quốc tế:

Ngay khi thành lập, với mục tiêu mở rộng mối quan hệ với các tổ chức quốc tế để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, Hiệp hội đã làm việc với nhiều các đoàn khách Quốc tế như : Italia, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc... cung cấp các thông tin và đưa các đoàn đến khảo sát trực tiếp tại các làng nghề. Thường trực Hiệp hội đã có nhiều cuộc tiếp xúc quan hệ hợp tác với đại diện Phòng Thương mại Mỹ - Việt tại Việt Nam, tổ chức viện trợ JICA của Nhật, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tây Ban Nha, đại diện Phòng thương mại Đức ở Hà Nội ....

Hiệp hội đã phối hợp với Bộ Thương mại và Phòng thương mại & Công nghiệp Việt Nam tổ chức đón tiếp đoàn các nhà báo và thương gia Mỹ (Đoàn HOME ACCENTS TODAY và tập đoàn REED BUSINESS INFORMASION) sang Việt Nam tìm hiểu về hàng hóa, thị trường kinh doanh ở Việt Nam, tổ chức hội thảo và thăm một số cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở 3 miền để tạo điều kiện mở rộng quan hệ với quốc tế.

Hiệp hội cũng đã cử đồng chí Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội tham gia Đoàn Việt Nam tham dự hội thảo về Làng nghề Thủ công mỹ nghệ Asean- Trung Quốc tại Malaysia, đoàn Hiệp hội làng nghề Việt Nam do Phó Chủ tịch đối ngoại tham dự hội thảo quốc tế về các sản phẩm từ tre, đoàn Việt Nam đã đề xuất thành lập Tổ chức quốc tế phát triển sản phẩm tre rộng rãi hiệu quả.

Hiệp hội đã phối hợp với Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Việt Nam Tổ chức “Ngày hội Làng nghề truyền thống và đặc trưng văn hoá nông thôn Việt Nam hội nhập Quốc tế” tại Bỉ đồng thời cũng giới thiệu cho các Hội viên tham gia Hội chợ triển lãm, kết hợp khảo sát thị trường tại 6 nước: Nga, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Mỹ, Italia.

Tham dự chuyến khảo sát và hội thảo  về “Sự phát triển bền vững của nền Công nghiệp Tre” tại Trung Quốc. Tổ chức chuyến khảo sát và Hội thảo tại Việt Nam do giáo sư Fu, Viện trưởng Viện Lâm nghiệp Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội cây tre Trung Quốc  phối hợp thực hiện.

5. Về tài chính:

 - Từ khi được thành lập đến nay, hoạt động của Hiệp hội chủ yếu dựa vào sự đóng góp của hội viên. Đã mở tài khoản, sổ sách, chứng từ theo quy định hiện hành của Nhà nước: công khai, minh bạch, tiết kiệm, thực hiện các hoạt động lớn theo phương thức xã hội hoá. Thường trực đã và đang có các hoạt động tích cực để mở rộng nguồn thu đảm bảo hoạt động thường xuyên của Hiệp hội. (còn nữa)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.468.715
Tổng truy cập: