TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Triển lãm tranh khắc gỗ: Bước tiến mới của nghệ thuật truyền thống
(Ngày đăng: 14/11/2012   Lượt xem: 624)
Triển lãm tranh khắc gỗ của của 5 họa sĩ đương đại vừa khai mạc chiều 12-11 tại Trung  tâm Văn hóa Pháp-  Hà Nội. Từ những sáng tạo của các tác giả về mặt chất liệu, kỹ thuật, hình thức thể hiện, người xem sẽ thấy một bước tiến mới  nghệ thuật khắc gỗ truyền thống.



Chú Tễu biến hóa trong tranh Phạm Khắc Quang

Không nặng về số lượng tác phẩm, các tác giả dường như dồn hết tâm huyết cho chất lượng và thông điệp gửi gắm trong mỗi sáng tác của mình. Triển lãm tranh khắc gỗ lần này chỉ bao gồm 6 tác phẩm: Từ trong nhà hộp (Nguyễn Khắc Hân); Mây vuông hảo hảo (Nguyễn Nghĩa Phương); Cười  và Kéo co ( 2 tác phẩm của Phạm Khắc Quang); Chuyển động tâm hồn (Nguyễn Hữu Trầm Kha); Hình dáng của kí ức (Nguyễn Quang Vinh). Qua triển lãm này, người xem đã có cơ hội tiếp cận với tranh khắc gỗ mới ở các khía cạnh kỹ thuật, chất liệu, hình thức trình bày cũng như quan niệm nghệ thuật. 

Nghệ thuật tranh khắc gỗ là nghệ thuật lâu đời nhất trong các thể loại tranh in, xuất hiện từ thế kỷ thứ V tại Trung Quốc. Sau đó, đến thế kỷ thứ IX đã tìm thấy tác phẩm tranh khắc gỗ đầu tiên trên thế giới trong Kinh Kim Cương. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, ngày nay tranh khắc gỗ đã có rất nhiều sự thay đổi về kỹ thuật, hình thức cũng như chức năng nghệ thuật. Triển lãm tranh khắc gỗ của các nghệ sĩ lần này thể hiện được một bước tiến, một sự tìm tòi mới lạ trên những yếu tố và chất liệu truyền thống.

Tại triển lãm, công chúng có thể cảm nhận về mối cấu kết cộng đồng làng xã rất đặc trưng trong văn hóa Việt qua tác phẩm Cười của Họa sỹ Phạm Khắc Quang. Tác phẩm vừa lột tả được tình cảm mạnh mẽ của cộng đồng, mặt khác cũng phản ánh những thói hư tật xấu trong xã hội. 

Bằng cách vận dụng linh hoạt hình ảnh chú Tễu trong nghệ thuật múa rối nước truyền thống như nhân vật xuyên suốt trong tác phẩm của mình, tác phẩm Kéo co đã được họa sĩ Phạm Khắc Quang thể hiện khá thành công bức tranh xã hội bằng ngôn ngữ nghệ thuật thị giác. Tác phẩm được tạo thành từ 12 bức tranh khắc gỗ, in nâu và đen trắng rồi được liên kết lại theo hình thức của chiếc đèn kéo quân, một hình ảnh khá quen thuộc của mỗi người Việt Nam. 12 bản in còn mang triết lí nhân sinh, thể hiện chu kỳ tuần hoàn của một vòng kim đồng hồ, của 12 tháng trong năm và của 12 con giáp…Vì thế, mỗi tác phẩm trong số 12 bản in này còn gợi sự liên tưởng về quy luật nhân quả luôn tồn tại song hành cùng với mọi hành động của mỗi người, trong chu trình vận động của thời gian và số phận.

Người xem cũng có thể tìm thấy sự mới mẻ và sự sáng tạo độc đáo trong tác phẩm "Hình dáng của kí ức”. Không như một tác phẩm khắc gỗ thông thường, Hình dáng của kí ức là một video được dựng theo phương pháp làm phim tĩnh từ rất nhiều hình khắc trên nhiều ván gỗ có khuôn khổ tương ứng với khuôn khổ màn hình tivi. Tác phẩm là những câu hỏi của họa sĩ khi muốn tìm lời giải trong nghệ thuật, qua những kỷ niệm, kí ức, mối quan hệ giữa cái "tôi” bản ngã  với những môi trường sống. Đây cũng là sự nhìn lại, đi sâu hơn vào kí ức bản thân; là một cách để đánh giá lại mình, suy ngẫm về những điều được-  mất của một thế hệ trẻ thời toàn cầu hóa.

Triển lãm nghệ thuật khắc gỗ lần này  là sự phát triển thể loại tranh khắc gỗ lên một bước mới, đồng thời góp phần khẳng định đây là một phương tiện giàu tiềm năng để mở rộng ngành nghệ thuật đương đại ở Việt Nam.
Theo: Đại Đoàn Kết - Đức Hiệp

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.519.012
Tổng truy cập: