TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Di sản vẫn đang bị tận thu
(Ngày đăng: 13/11/2012   Lượt xem: 751)

Ứng xử với di sản thế nào cho xứng tầm, thời gian qua đây là vấn "nóng”không chỉ khiến các nhà nghiên cứu di sản đau đầu mà còn là sự quan tâm của người dân và dư luận. Trao đổi với Đại Đoàn kết bên hành lang Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc (đại biểu QH tỉnh Đồng Nai) đã nhấn mạnh: Lâu nay, chúng ta khai thác kiểu "tận thu” di sản nhiều hơn là đầu tư để di sản có sức sống trường tồn.



Ảnh: Hoàng Long

PV: Thưa ông, hiện nay tại các địa phương đang xuất hiện tình trạng lợi dụng trùng du di tích, nhưng thực chất lại là ồ ạt thay mới nhiều hạng mục của di tích làm mất đi tính nguyên vẹn. Xin ông cho biết, thực trạng trên là do người dân không hiểu luật, hay cơ quan quản lý còn thờ ơ, buông lỏng?

Ông Dương Trung Quốc: Điều quan trọng nhất theo quan điểm của chúng tôi trước hết chúng ta phải dựa trên luật pháp. Các cơ quan có trách nhiệm cấp phép tu bổ, tôn tạo di tích không chỉ có quyền hạn mà họ còn có giải pháp.

Họ có thể xem xét việc thay đổi đó có tốt không? Hướng dẫn di chuyển như thế nào để bảo vệ được di sản. Điều đó hoàn toàn có thể làm được nếu làm đúng luật, có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn. Nhưng lâu nay, trong trùng tu, tôn tạo di tích, chúng ta vẫn chứng kiến việc tùy tiện.

Tùy tiện bởi nhiều lý do, hoặc là sự cạnh tranh giữa các dòng họ hoặc có thể do ý chí chủ quan của các nhóm lợi ích, do tác động của nhà đầu tư đóng góp tiền bạc. Việc làm đó vô hình chung đã xâm phạm di tích. Đơn cử như câu chuyện chùa Trăm Gian xảy ra cách đây ít lâu. Việc sửa chữa là rất cần thiết, sự đóng góp của người dân cho việc sửa chữa cũng rất là cần thiết, nhưng quy trình lại "tiền trảm, hậu tấu”. Điều này cho thấy tinh thần pháp luật không nghiêm minh, sự quản lý của Nhà nước rất lỏng lẻo. Từ đó, góp phần "kích thích” sự tùy tiện của người dân.

Dự án Luật Thủ đô vừa được cho ý kiến tại Quốc hội đang chú ý đến những cái nội tại mà "bỏ quên” đi các giá trị văn hóa. Vậy phải chăng khi xây dựng Luật này, chúng ta vẫn quan tâm đến lợi ích trước mắt?

- Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải luôn luôn nhìn Thủ đô trong hiện tại, đừng nghĩ Thủ đô trong cái lõi của Thăng Long, của Hà Nội xưa. Vì không gian này là một tiềm năng rất lớn.

Lấy Luật Cư trú làm ví dụ, bên cạnh việc siết nhập cư vào nội đô chúng ta phải đẩy mạnh việc xây dựng môi trường, khích lệ để giãn dân ra ngoài nội đô vì lợi ích chung. Tôi nghĩ văn hóa cũng vậy thôi. Cả một xứ Đoài rộng lớn, một nền văn hóa như thế vậy mà hầu như chúng ta không quan tâm gì đến. Nó không thể không tạo ra những tâm lý xã hội, tâm trạng xã hội. Tuy nó không nằm trong lãnh thổ hành chính của kinh đô Thăng Long xưa, hay Hà Nội sau này nhưng chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ.

Khi xây dựng Luật Thủ đô, tôi cảm thấy chúng ta quan tâm nội đô hơn là quan tâm đến những cái bên ngoài. Tôi lấy ví dụ như việc hạn chế vào nội đô với lý do rất chính đáng là không có hạ tầng, nhà cửa. Trong khi đó, chúng ta vẫn xây dựng nhiều nhà cao tầng  trong nội đô. Như thế khác gì việc tạo ra điều kiện:  Anh muốn vào Thủ đô thì phải mua nhà của tôi. Những chuyện ấy rất dễ tạo ra kẽ hở để trục lợi, chứ nó không phải phục vụ những mục tiêu cơ bản.

Thưa ông, thực trạng bảo tồn di sản thời gian qua cũng cho thấy, dường như chúng ta mới chỉ chú tâm đến  khai thác di sản, chưa quan tâm đến  bảo tồn và phát huy  giá trị của di sản?

-  Tôi cho rằng đấy là tâm lý của xã hội, của các nhà cầm quyền thôi. Tâm lý đó tạm gọi là "tư duy nhiệm kỳ”. Đó là chỉ thích "mì ăn liền” chứ không muốn nhìn đầu tư lâu dài. Văn hóa là thứ không thể "ăn ngay” được mà phải có quá trình và tầm nhìn chiến lược, đầu tư lâu dài. Cõ lẽ vì lý do này mà người ta chỉ nhìn những thắng cảnh, những di tích là những gì có thể mang lại lợi ích trước mắt ngắn hạn như resot…

Những cái gọi nhân danh là dịch vụ thì họ làm rất nhanh, nhưng tôn tạo cho chính cái đó thì lại hầu như không quan tâm đến. Cũng như giữa du lịch và văn hóa, du lịch và di sản thì rõ ràng hiện nay nó nằm chung trong Bộ VHTT&DL không phải tách rời nhau, song du lịch không bao giờ đầu tư cho di sản cả. Lâu nay người ta tận thu giá trị di sản là chính, chưa đầu tư xứng tầm cho nó.

Trên thế giới, tại các nước phát triển chỉ cần vào bảo tàng là có thể biết nước đó giàu mạnh và văn minh thế nào, vì các giá trị văn hóa về lịch sử chính là minh chứng rõ cho sự phát triển của đất nước gắn với từng thời kỳ. Nước ta có lịch sử lâu đời nhưng bảo tàng lịch sử thì lại quá nghèo nàn. Ông nhận định như thế nào về thực tế này?

- Điều đó thì ai cũng nhận ra. Nhưng thường thường tâm lý của người nghèo bao giờ cũng khác với người giàu. Tâm lý của người chưa làm bao giờ cũng khác với người có kinh nghiệm. Thay vì phải nghĩ cách tiếp nhận và học hỏi cái mới, đi con đường ngắn nhất để đạt được hiệu quả cao nhất, thì hiện tại chúng ta vẫn cứ đi tìm những lợi ích gần nhất…

Trân trọng cảm ơn ông!
Theo: Đại Đoàn Kết - Song Vũ (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.519.110
Tổng truy cập: