TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
(29-33)- Ngắm những sản phẩm 5 sao ở ngôi làng tỉ phú
(Ngày đăng: 05/06/2020   Lượt xem: 215)

Tôi lom khom lách người vào trong lòng chiếc lò bầu duy nhất của Bát Tràng, thử tưởng tượng ra cảnh lúc nó còn đỏ lửa hơn 20 năm về trước với 1.300 độ C.

Chiếc lò bầu cổ hơn 100 tuổi. Ảnh: Dương Đình Tường.
Chiếc lò bầu cổ hơn 100 tuổi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ra ngõ gặp tỉ phú

Trong lịch sử hơn 500 năm của nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) có 5 thế hệ lò gồm: lò ếch có hình dạng con ếch với một bầu nung sản lượng thấp, đốt bằng củi; lò đàn hình vuông sản lượng cao hơn tí chút, đốt bằng củi; lò bầu gồm nhiều bầu tạo ra sản lượng nhiều, chất lượng cao cũng đốt bằng củi; từ năm 1986 có lò hộp đốt bằng than công suất cao nhưng gây ô nhiễm môi trường nặng; từ năm 2002 là lò ga, lò điện.

Lò bầu từng là cả một gia tài thủa trước, là niềm tự hào của không chỉ chủ nhân mà cả dòng họ đến mức được trân trọng đặt tên. Lò được xây bằng gạch Bát Tràng với mạch đắp bằng đất sét đặc biệt để có thể chịu được nhiệt độ cao tới 1.300 độ C- thuộc loại top trong những thế hệ lò thủ công ở Việt Nam.

Các bầu đều thông nhau nên khi đốt bầu trước, bầu sau vẫn hưởng nhiệt truyền, giúp tiết kiệm củi. Người làng đến tận bây giờ vẫn còn truyền nhau giai thoại về nghệ nhân Phạm Ngọc Ẩm đang đốt lò, bỗng nhiên hết củi, tiếc mẻ gốm đang có nguy cơ hỏng ông liền hối vợ con giỡ cả cột nhà ra bỏ vào để giữ lửa.

Từ mấy chục chiếc thủa hoàng kim, hiện nay cái lò bầu cuối cùng của làng có tên gọi Sông Hồng B với 5 bầu thuộc về tài sản của khu du lịch Lò Bầu Cổ. Lò Sông Hồng A rất to với 12 bầu án ngữ ở phía trước nó đã bị phá dỡ để lấy mặt bằng.

Gốm được xếp trong lò bầu. Ảnh: Dương Đình Tường.
Gốm được xếp trong lò bầu. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Hà Văn Lâm- Phó ban đại diện của làng bảo với tôi rằng từ xưa Bát Tràng tuy không có một tấc đất làm nông, hiếm đến nỗi chôn người cũng phải sang táng nhờ làng khác nhưng vẫn giàu có nhất vùng nhờ vào nghề gốm.

Giàu đến mức khiến nhiều thủy tặc thường xuyên nhòm ngó nên dân làng phải làm những bức tường rào cao cỡ 3m, trên đó để những cái âu, cái liễn trồng dứa dại, hễ có động cái là đóng chặt cổng, ở bên trong đẩy liễn ra ngoài. Hơn nữa đường làng chật hẹp, nhiều ngóc ngách, ngõ cụt làm cho lũ cướp có đường vào mà không có đường ra.        

Nét độc đáo của gốm Bát Tràng hôm nay là sự kết hợp kinh nghiệm của con người trong việc phối trộn các nguyên liệu để tôi luyện qua lửa tạo ra 8 màu men đặc trưng gồm khô nổ cổ chảy, lục lam chàm tía…và đặc biệt nhất là men hỏa biến.

Nó được tạo ra trong môi trường rất nghèo ôxi. Trước đây nung trong lò bầu, đốt bằng củi khi đến nhiệt độ khoảng 1.300 độ C, men đang chảy ra người làm sẽ cấp tập lao củi vào lò để rút kiệt ôxi, ngọn lửa tối lại, tạo ra môi trường lửa khử, men bị hỏa biến thành nhiều màu…

Thứ trưởng Trần Thanh Nam (áo trắng) đang xem một sản phẩm gốm thấu quang độc đáo. Ảnh: Dương Đình Tường.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam (áo trắng) đang xem một sản phẩm gốm thấu quang độc đáo. Ảnh: Dương Đình Tường.

Trên giấy tờ, xã có doanh thu 2.000 tỉ mỗi năm từ nghề gốm nhưng đó là con số chưa đầy đủ bởi chỉ tập hợp các doanh nghiệp, các hộ có đăng ký kinh doanh còn các lò nhỏ lẻ chưa thống kê được hết.

Thứ nữa, đó chỉ là giá trị trực tiếp của nghề gốm còn các dịch vụ đi theo cũng khó đo đếm. Bát Tràng có 8.500 khẩu nhưng đã có hơn 200 doanh nghiệp, hơn 1.000 gia đình sản xuất, kinh doanh gốm sứ trong đó có 140 nghệ nhân và hàng ngàn thợ giỏi.

Nghề gốm tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài địa phương với thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 70 triệu đồng/người/năm. Có thể nói ra đường thấy tỉ phú, ra ngõ va vào nghệ nhân cũng không ngoa tiêu biểu như ông Trần Đức Tân, Phạm Thế Anh, xưởng gốm Tú Thu, công ty Quang Vinh.
                                                         Theo: nongnghiep.vn

Có thể bạn quan tâm:
>>Tọa đàm lấy ý kiến về “ Ngày truyền thống làng nghề , phố nghề Việt Nam 20-2”
>> Ký sự làng nghề : Tìm ngày truyền thống cho Làng nghề Việt Nam
>>Chuẩn bị 10 năm thành lập HHLNVN : Nên có Ngày truyền thống cho Làng nghề Việt Nam

>>Bát tràng liên hoan vinh danh cho các Nghệ nhân và thợ giỏi được Hiệp hội làng nghề phong tăng lần thứ 8 năm 2018
>> 
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao Bằng công nhận xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới cho xã Bát Tràng.
>>Ký sự làng nghề : Tìm ngày truyền thống cho Làng nghề Việt Nam
>>
Nghệ nhân Trần Nam Tước và triển lãm "Danh tướng Việt Nam qua các tác phẩm nghệ thuật"
>>Ký sự nghệ nhân làng nghề Việt nam Tài hoa gốm sứ Bát Tràng
>>Ký sự làng nghề - Tinh hoa gốm sứ Bát Tràng (P1)
>>Ký sự Làng nghề - Gặp gỡ Nghệ nhân


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

29
Đang xem:
72.470.077
Tổng truy cập: