TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
(61)- Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp và những dấu ấn khó phai
(Ngày đăng: 10/01/2020   Lượt xem: 273)
 

 

Gặp gỡ những nghệ nhân ở làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi không kìm được cảm xúc khi nghe những câu chuyện về hành trình lập nghiệp, nỗi lo cơm áo của những con người một đời sắt son, trung thành với cái nghề của ông cha.

 

Chàng rể “phất” lên nhờ nghề sơn mài của nhà vợ

Bén duyên với nghề sơn mài khi còn ở độ tuổi đôi mươi, thời điểm ấy, chú Lê Bá Linh (hay còn gọi là Tư Bốn) chỉ suy nghĩ đơn giản, làm sơn mài cho biết chứ không có ý định sẽ lập nghiệp bằng cái nghề gian truân này. Thế nhưng, cơ duyên trong tình yêu đã kéo chú xích lại gần hơn với sơn mài, mối tình đơm hoa kết trái cũng là lúc chàng trai trẻ quyết tâm gắn bó với mong muốn sẽ gầy dựng được sự nghiệp bằng cái nghề truyền thống của cha ông.

lang-nghe-son-mai2-w1000-h666.JPG

Chú Tư Bốn, chàng rể phất lên nhờ nghề sơn mài của gia đình vợ

May mắn có sự hậu thuẫn của gia đình vợ, từ mô hình sơn mài hộ gia đình, chú Tư đã gây dựng thành công cơ sở sơn mài và hiện nay, thương hiệu sơn mài Hiệp Công của gia đình chú đã trở thành cái tên quen thuộc trong làng thủ công mỹ nghệ ở xã Tương Bình Hiệp.

Kể về hành trình lập nghiệp, chú Tư cho biết chính lòng yêu nghề và sự say mê đã giúp chú gắn bó và sống bằng cái nghề của tổ tiên. Theo chia sẻ của chú, làm sơn mài đôi lúc còn khó hơn một họa sĩ sáng tác vì tư duy phải luôn mới để sáng tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng chứ không gò bò theo những khuôn khổ nhất định.

Hiện nay, các cơ sở sơn mài ra đời ngày một nhiều, việc cạnh tranh về thị trường đòi hỏi phải có sự thay đổi liên tục về kiểu dáng, chất lượng. Hiểu được điều đó, chú Tư luôn căn dặn các nhân công phải tỉ mỉ, cẩn thận trong từng công đoạn để làm ra những sản phẩm thủ công tuyệt mĩ, chiều lòng được khách hàng. Có lẽ cũng vì thế mà ròng rã 40 năm qua, sơn mài đã trở thành đứa con tinh thần không thể thiếu trong cuộc đời chú.

lang-nghe-son-mai2-w1000-h666.JPG

lang-nghe-son-mai2-w1000-h666.JPG

Những sản phẩm sơn mài tuyệt mĩ dưới đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân

“Nhiều người hỏi bí quyết làm nghề, tôi lắc đầu vì không biết nói gì. Bởi nghề nào cũng vậy, mình yêu nó thì nó sẽ báo đáp mình. Thành công lớn nhất cuộc đời tôi là đến bây giờ vẫn còn gắn bó được với sơn mài”, chú Tư hào hứng nói.

Xưởng của chú Tư có trên 20 nhân công làm việc xuyên suốt. Các sản phẩm sơn mài không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn trở thành mặt hàng xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới như Philippines, Indonesia… Trung bình một năm, công ty của chú Tư thu về 7 đến 8 tỷ đồng. Đặc biệt, xưởng của chú cũng hỗ trợ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động khó khăn trên địa bàn.

Điều đặc biệt ở xưởng của chú Tư khiến bạn bè, khách tham quan đều tấm tắc khen ngợi chính là sự gắn kết của các thành viên trong gia đình. Hiện tại, gia đình chú có trên 4 thế hệ sinh sống và đang gắn bó với nghề sơn mài của ông cha.

Mối tình sơn mài và mảnh đời bất hạnh

Chập chững với nghề sơn mài từ năm 17 tuổi, hiện tại, chú Thành đã bước qua tuổi 61. Dù không còn gắn bó với cái nghề của tổ tiên nhưng chú Thành vẫn hào sảng kể cho chúng tôi nghe về những câu chuyện sơn mài. Theo lời chú kể, chúng tôi thầm đoán được chú có mối nhân duyên rất lớn với nghề sơn mài. Quả đúng vậy, sơn mài chính là sợi tơ hồng đã se duyên cho cuộc đời chú, từ tình thầy trò, chú Thành và cô Hớn đã vun vén lập nên tổ ấm chung.

Chú kể, hồi ấy, nghề sơn mài phổ biến khắp cả vùng, già trẻ, gái trai, ai ai cũng làm sơn mài. Thời điểm đó, cô Hớn mới bước qua tuổi 23 và là một trong những học trò lỳ lợm, quậy nhất lớp mà chú dạy. Ngày đó, cô Hớn và chú Thành như đứng trên hai chiến tuyến bởi thầy trò nhưng chẳng ai nghe ai, vậy mà sau một thời gian dài gắn bó, tình yêu trong họ chớm nở và rực cháy lúc nào không hay. Sau 8 năm tìm hiểu, hai cô chú quyết định về chung một nhà để tiếp tục hun lửa cho nghề sơn mài của ông cha.

lang-nghe-son-mai2-w1000-h666.JPG

lang-nghe-son-mai2-w1000-h666.JPG

Hơn 30 năm qua, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (con gái chú Tư Bốn) phải gói gọn cuộc sống của mình trong căn phòng chưa đầy 3m2.

Trò chuyện với chú, chúng tôi cảm nhận rõ niềm hạnh phúc thể hiện trong từng lời nói, cử chỉ nhưng sâu thẳm trong đôi mắt chú vẫn không lấp đầy những nỗi bất hạnh. Kết tinh cho tình yêu ngọt ngào của cô chú chính là nỗi đau của cô con gái đầu lòng, hơn 30 năm qua, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy phải gói gọn cuộc sống của mình trong căn phòng chưa đầy 3m2. Đáng lẽ ở độ tuổi đã yên bề gia thất, sự nghiệp vững vàng nhưng chị Thủy lại như đứa trẻ lên 4, chỉ biết la hét, mọi sinh hoạt cá nhân, từ việc ăn uống đến giặt giũ đều một tay cô Hớn chăm bẩm.

“Như con gái người ta, đến trưa đến chiều là có cơm canh ăn rồi nhưng 30 năm nay, con bé cứ nằm vậy thôi”, chú Thành ngẹn ngào.

Chú Thành cho biết, chị Thủy sinh ra được 2,8kg, hoàn toàn bình thường nhưng nuôi mãi không lớn, đã rất nhiều cô chú phải gói gém khăn áo đến bệnh viện với hy vọng chữa trị được bệnh cho con. Thế nhưng ông trời dường như chẳng thấu nỗi đau đó, các y bác sĩ đều bó tay vì căn bệnh không tên và từ đó đến nay, cuộc sống của chị gắn liền với bất hạnh và đau thương.

Đáng lẽ ở cái tuổi đã gần đất xa trời, hai cô chú sẽ an nhàn để hưởng hạnh phúc tuổi già nhưng vì con, gánh nặng mưu sinh vẫn đè nặng lên đôi vai gầy của cô chú. Hằng ngày, ngoài thời gian chăm sóc chị Thủy, cô Hớn phải đạp xe gần 2 tiếng đồng hồ để đi phụ ở các quán ăn. Còn chú Thành thì làm bảo vệ cho một công ty gần nhà, mức lương 2,8 triệu không nhiều nhưng nó cũng đỡ đần một phần thuốc thang, chi phí hàng ngày cho chị Thủy và gia đình.

Những ngày cuối đời, trăn trở lớn nhất của cô chú vẫn là cô con gái hơn 30 tuổi kia, họ sợ rằng khi mất đi sẽ không có ai thương, ai lo cho từng giấc ngủ, bữa ăn của con.
                                                                     Theo: congly.vn
Xem thêm:
>>
Sản phẩm ưa nhìn và trân trọng khi được choàng chất liệu sơn phủ mang màu sắc làng nghề. Màu sắc Vua Chúa.

 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

31
Đang xem:
72.468.721
Tổng truy cập: