TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
(43)- Nghề truyền thống chiếu Bàn Thạch mai một vì giá thấp, khó tiêu thụ
(Ngày đăng: 04/10/2019   Lượt xem: 409)
Người dân làng nghề truyền thống chiếu Bàn Thạch ở tỉnh Quảng Nam tiếc nuối, khi làng chiếu Bàn Thạch đang bị mai một vì giá chiếu thấp, khó tiêu thụ.

Trước đây, cuộc sống của bà con nơi đây phụ thuộc vào nghề làm chiếu nhưng vài năm trở lại đây, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, giá thành thấp, không mấy ai mặn mà với nghề truyền thống này.

Các cụ cao niên ở làng chiếu Bàn Thạch cho biết, thời hoàng kim, hơn 80% người dân trong làng làm nghề chiếu. Bây giờ, những chiếc chiếu được dệt thủ công không thể nuôi sống người dân. Nhiều người đã chuyển sang làm những công việc khác

mai mot lang nghe truyen thong chieu ban thach hinh 1
Nghề dệt chiếu đang gặp khó khăn vì chiếu bán giá thấp lại khó tiêu thụ.

  Trần Thị Minh, ở thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, gia đình bà có 3 đời làm chiếu. Trước đây, mỗi ngày, bà làm từ 2 - 3 đôi chiếu, kiếm được trên 400.000 đồng. Nay giá bán chiếu thấp, khó tiêu thụ, 2 mẹ con bà chỉ dệt một đôi chiếu bán khoảng 120.000 đồng/đôi, kiếm lãi từ 50.000 - 60.000 đồng. Bà Minh lo ngại, nguyên liệu làm chiếu cũng phải mua từ nơi khác.

“Đây là nghề truyền thống làm từ xưa đến nay, mấy năm cũng có đồng ra đồng vào nhưng bây giờ giá rẻ quá, bán được mà không đủ ngày công. Tiền công được 20.000 đồng/người/ngày. Song, nghề truyền thống không thể bỏ được”, bà Minh chia sẻ.

Tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có hơn 100 hộ dệt chiếu. Chiếu Bàn Thạch sử dụng cây lác, cây cói, dệt hoàn toàn thủ công, với 3 màu chủ đạo là tím, trắng và vàng. Nguyên liệu được lấy từ những cây cói, cây lác trồng ở địa phương này.

Ông Lê Trung Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chương trình hỗ trợ các làng nghề truyền thống nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

"Hầu như các ngành nghề mang tính truyền thống đang mai một bởi vì hiệu quả kinh tế không cao, trong đó, đặc biệt là làng chiếu cói. Để phát triển làng nghề, tỉnh cũng có chương trình hỗ trợ cho các làng nghề phát triển nhưng thực ra sự hỗ trợ đó chưa đem lại hiệu quả cao cho các làng nghề", ông Cường cho hay.

mai mot lang nghe truyen thong chieu ban thach hinh 2
Làm chiếu ở làng nghề Bàn Thạch.

Ông Mai Đình Lợi, Chi cục Trưởng Chi cục phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, các làng nghề truyền thống hiện nay hiệu quả kinh tế rất thấp. Bà con các làng nghề truyền thống không mấy ai mặn mà với nghề. Các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đang tính đến hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Theo ông Lợi, nên hỗ trợ người dân làng nghề khôi phục, phát triển nghề truyền thống. "Bây giờ chiếu trúc, chiếu tre nhiều quá nên chiếu cói tiêu thụ khó khăn. Tới đây, tỉnh sẽ cố gắng hỗ trợ bà con phát triển thêm đa dạng hóa các sản phẩm từ cói lác, kể các sản phẩm chiếu gắn với du lịch cộng đồng ở vùng này, gắn với chuỗi du lịch từ Hội An. Đối với sản phẩm chiếu đề nghị tham gia vào chương trình mỗi xã một sản phẩm để có sự hỗ trợ để giúp cho bà con quảng bá sản phẩm tốt hơn. UBND tỉnh đã có văn bản, đầu năm 2020 sẽ khảo sát toàn bộ phát triển làng nghề, ngành nghề, sau đó xây dựng Đề án và chính sách để hỗ trợ cho làng nghề và ngành nghề ở nông thôn", ông Lợi nói./.

 

                                                                   Theo: vov.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.472.212
Tổng truy cập: