TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm
(Ngày đăng: 20/02/2019   Lượt xem: 333)
Một ngôi chùa nằm khuất trong khu phố vàng bạc nổi tiếng tại quận 5, TP.HCM đang có chiếc máy để cho bá tánh, phật tử, người lễ chùa thập phương xin... xăm. Chiếc máy này lấy xăm hoàn toàn ngẫu nhiên, khiến người nhiều người thích thú trong dịp lễ chùa đầu năm.

Chiếc máy xin xăm này được nhà chùa nhập từ Đài Loan về Việt Nam vào giữa năm 2018. Phía trong máy đựng rất nhiều quẻ xăm khác nhau. Người xin xăm chỉ cần bỏ một đồng xu vào thì máy sẽ kích hoạt và cô Tiên được bố trí ở phía trên sẽ bước vào phía trong, qua một cánh cửa lấy xăm cho thí chủ.

Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm

Bỏ đồng xu vào xin xăm.

Việc xin xăm này hoàn toàn ngẫu nhiên và rất thú vị nên thu hút nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Họ đứng thành hàng dài để xin xăm đầu năm.

Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 2).

Sau đó lấy xăm... và xem kết quả.

Đây là ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ cách mạng 4.0 vào việc xin xăm trong nhà Phật.

Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 3).
Nhiều người tỏ ra thích thú, nhất là các bạn trẻ.

Máy xin xăm nói trên đang đặt tại lối ra vào chùa Vạn Phật, tọa lạc trên đường Nghĩa Thục (phường 5, quận 5, TP.HCM), lọt thỏm trong lòng khu phố vàng bạc nổi tiếng của TP.HCM. Đây cũng là cái nôi của người Hoa đô hội từ xa xưa tới nay.

Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 4).
Trẻ nhỏ cũng xin xăm.

Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 5).
 Đoàn người xếp hàng dài chờ xin xăm... từ máy.


Bước vào ngôi chùa, nhìn từ đường Nghĩa Thục, nó lọt thỏm trong một con hẻm dài hơn trăm mét. Thế nhưng, vào bên trong ngôi chùa mới thấy được sự đồ sộ và xứng đáng là công trình chạm khắc, xây dựng tinh xảo.

Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 6).

Cổng chùa.

Nhiều họa tiết được xây dựng, điêu khắc, lắp ráp hết sức cầu kỳ và tinh xảo, khiến ai cũng phải trầm trồ.Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 7).

Ngôi chùa lọt thỏm trong lòng khu phố vàng bạc nổi tiếng của TP.HCM.

Theo lịch sử, ngôi chùa được thành lập vào năm 1959, làm nơi tu học, lễ bái cho tăng ni và Phật tử người Hoa ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 8).

Bên trong chùa rất bề thế.

Cách đây hơn 10 năm, ngôi chùa đã trải qua một đợt đại trùng tu, kéo dài tới 10 năm (từ 1998 đến tháng 6/2008) mới hoàn thành.Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 9).

Bá tánh khắp nơi đến lễ chùa dịp đầu năm.

Ngôi chùa có tới 5 tầng, mỗi tầng thờ những vị khác nhau và được đặt với những cái tên như: Điện Địa tạng, điện Dược sư, điện Quán Thế Âm... Trong đó, tráng lệ nhất là Chánh điện, công trình quy mô hơn cả với tượng Phật rất lớn.Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 10).

Phật nghìn tay.

Xung quang Chánh điện được bố trí hàng ngàn tượng Phật lớn, nhỏ khác nhau, khiến cho những ai đến đây phải ngỡ ngàng.Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 11).

Chánh điện thờ tượng Phật lớn và hàng ngàn tượng Phật nhỏ xung quanh.

Ngoài ra, đài sen dưới chân Phật lớn cũng có hàng ngàn bức tượng nhỏ, ngồi trong đài sen.

Văn hoá - Cận cảnh ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xin xăm (Hình 12).

Một tượng phật nhỏ.
                                                                         Theo: nguoiduatin.vn
 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.473.898
Tổng truy cập: