TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên: Nhìn đâu cũng thấy có vấn đề
(Ngày đăng: 23/04/2018   Lượt xem: 276)

Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tại khu vực Tây Nguyên” tại thành phố Kon Tum do Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo tổ chức vào cuối tuần qua đã được các chuyên gia, nhà quản lý nhận diện những vấn đề có thể nói là nghiêm trọng, gây cản trở ngành “công nghiệp không khói” nơi đây


                         Trải nghiệm du lịch rất khác biệt ở Tây Nguyên mà không vùng nào có

Môi trường tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng

Trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tây Nguyên được xác định là một trong 7 vùng du lịch, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.Vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển những sản phẩm du lịch đặc sắc và hấp dẫn mà “Con đường xanh Tây Nguyên” là một điển hình.

Tây Nguyên có hệ sinh thái (HST) rừng khô hạn và hệ sinh thái núi cao, hệ thực vật ở đây rất phong phú, hệ động vật cũng rất phát triển ở hệ sinh thái này với khoảng trên 400 loài thú, 34 loài chim. Những HST điển hình trên là rất độc đáo không chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn hấp dẫn đối với những du khách yêu thích thiên nhiên khi đến với Tây Nguyên. Những giá trị môi trường trên tập trung chủ yếu ở các Vườn quốc gia: Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Chư Mom Ray (Kon Tum), Chư Prong (Gia Lai) và các khu bảo tồn tự nhiên Ngọc Linh (Kon Tum), Bidoup- Núi Bà (Lâm Đồng)…

Tuy nhiên, trên bước đường phát triển, du lịch ở Tây Nguyên đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. “Trong đó đáng lo ngại nhất là diện tích các HST đặc thù, đặc biệt là rừng khộp, rừng thường xanh giảm mạnh do nạn chặt phá rừng chưa được kiểm soát và tình trạng chuyển đổi rừng sang trồng cao su, cà phê, cây ăn quả. Bên cạnh đó, nạn săn bắn động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm như voi, bòrừng... vẫn còn phổ biến và chưa được kiểm soát. Thực trạng này đã góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch sinh thái vốn rất đặc sắc của Tây Nguyên”, ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch chỉ rõ.

Ông Lương cũng cảnh báo, những năm gần đây, Tây Nguyên đã và đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường nghiêm trọng, đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm nguồn nước do khai thác khoáng sản; giảm lưu lượng nguồn nước trên các lưu vực sông Serepok, sông Sê San và sông Đa Nhim do việc xây dựng các thuỷ điện, qua đó ảnh hưởng đến hệ thống các thác nước được xem là hùng vĩ nhất ở Việt Nam. Hạn hán và lũ lụt ngày càng trởnên nghiêm trọng do mất rừng tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu. Cảnh quan nhiều hồ nước tự nhiên lớn có giá trị du lịch ở Tây Nguyên như hồ Lắk (Đắk Lắk), Biển Hồ(Gia Lai), hồ Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng)... cũng suy giảm do tình trạng cạn kiệt và xâm hại bởi các hoạt động xây dựng công trình, trong đó có các công trình dịch vụ, du lịch.

Du lịch phát triển đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, xuất khẩu tại chỗ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương, cải thiện hạ tầng và dịch vụ xã hội, đồng thời bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống. Tuy vậy, Tây Nguyên là vùng có nhiều dân tộc sinh sống, trình độ dân trí còn thấp trong khi tập quán canh tác, di dân tự do, du canh du cư, phá rừng làm rẫy đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân… khiến đất đai bị thoái hóa, gây xói mòn, lũ lụt; tài nguyên rừng bị suy giảm và bị tàn phá nghiêm trọng. Những vấn đề này không chỉ là tác nhân gây hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân địa phương mà tiếp tục kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy khó lường.

Phát triển tự phát, thiếu sản phẩm đặc thù

Việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Tây Nguyên (chủ yếu gồm du lịch nghỉ dưỡng núi- hồ, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc Tây Nguyên…) gắn kết chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Nhưng thực tế hiện nay, theo nhiều chuyên gia việc khai thác các tiềm năng đặc sắc về môi trường “xanh” ở Tây Nguyên còn mang tính tự phát, thiếu căn cứ quy hoạch có tính nguyên tắc đối với hoạt động du lịch sinh thái, đặc biệt về khía cạnh bảo vệ môi trường tự nhiên và khuyến khích sự tham gia cộng đồng. Điều này giải thích tại sao, sản phẩm du lịch sinh thái đích thực, đặc sắc, hấp dẫn hiện còn rất hạn chế ở Tây Nguyên. Nhận thức về ýnghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệmôi trường cho phát triển du lịch, đặc biệt làdu lịch sinh thái nhìn chung còn thấp, sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp với sự tham gia của cộng đồng còn rất khiêm tốn. Những vấn đềvềmôi trường đặt ra trên đây đã và đang là“vật cản” đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên.

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng với hiện trạng và những vấn đề đặt ra đối với môi trường du lịch Tây Nguyên, cần xây dựng và thực hiện một số giải pháp trong đó chútrọng yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững như: Ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần tuý cho hoạt động bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường ở vùng Tây Nguyên; ưu tiên đối với các dự án đầu tưdu lịch có các giải pháp khả thi, cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội ở vùng Tây Nguyên. Khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; khai thác và sử dụng hợp lýcác nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển du lịch bền vững; khuyến khích nghiên cứu ứng dụng các công nghệ ít tiêu thụnăng lượng, nước sạch và tăng cường tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch, đặc biệt ở những khu vực nhạy cảm về môi trường như các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, đầu nguồn các lưu vực sông và ở các vùng hồ tự nhiên; khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái.

Các chuyên gia cũng đề xuất tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường, thực hiện nghiêm các luật có liên quan đến bảo vệ môi trường du lịch, đặc biệt là Luật Bảo vệmôi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đất đai; Luật Tài nguyên nước, Luật Du lịch…; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 ​ Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do khai thác khoáng sản; giảm lưu lượng nguồn nước trên các lưu vực sông Serepok, sông Sê San và sông Đa Nhim do việc xây dựng các thuỷ điện, qua đó ảnh hưởng đến hệ thống các thác nước được xem là hùng vĩ nhất ở Việt Nam. Hạn hán và lũ lụt ngày càng trở nên nghiêm trọng do mất rừng tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu. Cảnh quan nhiều hồ ớc tự nhiên lớn có giá trị du lịch ở Tây Nguyên như hồ Lắk (Đk Lắk), Biển Hồ(Gia Lai), hồ Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng)... cũng suy giảm do tình trạng cạn kiệt và xâm hại bi các hoạt động xây dựng công trình.
(Ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch)
                                                                                                   Theo: baovanhoa.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

33
Đang xem:
72.472.662
Tổng truy cập: