TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Định hướng phát triển các làng nghề tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2012 - 2015
(Ngày đăng: 03/08/2012   Lượt xem: 1470)

(langnghevietnam.vn) Tỉnh Phú Thọ nằm trong Vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.533,4 km2 và được chia thành 13 đơn vị hành chính, gồm thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ và 11 huyện. Phú Thọ nằm ở vị trí thuận lợi của vùng, là nơi hợp lưu của ba sông lớn là sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Ngoài ra, tỉnh còn là cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và nằm trên trục hành lang kinh tế quan trọng Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (TQ).

 ảnh làm giấy gió của người Dao copy.jpg

Nằm vị trí địa lý thuận lợi cho nên làng nghề tỉnh Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển. Theo Sở Công Thương, tính từ năm 2004 đến hết năm 2011 trên địa bàn có 45 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Hiện nay, các làng nghề của Phú Thọ được phân thành 7 nhóm chính: Nhóm làng nghề mộc, nhóm làng nghề đan lát mây tre, nhóm làng nghề chế biến chè, nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, nhóm làng nghề làm nón và thổ cẩm, nhóm làng nghề xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, nhóm làng nghề cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh. Hoạt động của các làng nghề được duy trì và phát triển tương đối ổn định, một số làng nghề có tiềm năng phát triển mạnh, có giá trị thu nhập lớn như nhóm nghề mộc, nhóm nghề chế biến chè. Các làng nghề đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn, nhất là lao động trong thời gian nông nhàn, điển hình như nghề chế biến lâm sản, nghề đan lát. Tổng số lao động cả chuyên và không chuyên năm 2011 là 43.208 lao động, doanh thu đạt 404 tỷ đồng, thu nhập 252 tỷ đồng.

Đạt được những thành tựu trên là nhờ được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương và của tỉnh Phú Thọ. Cùng với các chính sách, khuyến khích phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn của tỉnh thì đến hết năm 2011 trên địa bàn đã có 45 làng nghề được công nhận. Tuy nhiên, trong số 45 làng nghề đạt tiêu chí công nhận làng nghề thì chưa có làng nghề nào được công nhận là làng nghề truyền thống. Để bảo tồn và phát triển làng nghề ngày 02/11/2010, UBND tỉnh có Chương trình số 3814/CTr – UBND về chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề, làng có nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 và quyết định số 761/2010/QĐ-UBND, ngày 25/03/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định tiêu chí xét công nhận làng có nghề khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ vào hàng năm.

Định hướng phát triển các làng nghề trong giai đoạn tiếp theo cần tiếp tục bảo tồn và phát triển các làng nghề đã được công nhận. Phát triển ngành nghề, làng nghề là phát triển sản xuất nghề phi nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ và thương hiệu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp, tạo thêm việc làm, khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Bảo tồn và phát triển bền vững các làng nghề đã công nhận theo mục tiêu tại Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, làng có nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

 detthocam copy.jpg

Với mục tiêu và giải pháp thực hiện trong giai đoạn trên tiếp tục củng cố và phát triển những làng nghề đã được công nhận; Hàng năm xây dựng và đề nghị UBND tỉnh công nhận thêm 5 – 6 làng nghề mới; Ưu tiên phát triển các làng nghề có lợi thế nguyên liệu, thị trường ổn định; Xây dựng kế hoạch, đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống như: làng nghề giấy dó của người Dao, làng nghề dệt Thổ cẩm của người Mường, Làng nghề tơ tằm. Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có 60 làng nghề đạt tiêu chí công nhận làng nghề (mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch về phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020). Quy hoạch và tổ chức một số điểm du lịch làng nghề định hướng đến năm 2020. Những giải pháp thực hiện như: nguồn nguyên liệu; khoa học công nghệ; thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực; xử lý chất thải, vệ sinh môi trường và vốn…đẩy mạnh mục tiêu chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, làng có nghề của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

Nguyễn Vân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

31
Đang xem:
72.471.785
Tổng truy cập: