TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Đổi mới để tránh nguy cơ lạc hậu trước TPP
(Ngày đăng: 19/12/2014   Lượt xem: 298)
Ngày 18-12, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo bàn về tác động tiềm năng của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại đây, hầu hết đại diện ngành nghề cho rằng, TPP đang tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi sự thay đổi về thể chế kinh tế tránh nguy cơ lạc hậu trong hội nhập. 



Ngành dệt may đang đối diện với nhiều thách thức 
khi gia nhập TPP vì xuất xứ hàng hóa

Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước nhận định, hội nhập kinh tế thế giới đang tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển nhiều hơn. Bởi vì, các hiệp định tự do thương mại mở rộng khả năng giao thoa hàng hóa hơn cả hiệp định WTO. Bằng chứng chứng minh cụ thể, trong thời gian gần đây kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước TPP đã có những thay đổi đáng kể. Ông Vũ Nhữ Thăng dẫn chứng, trong 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu gần 28 triệu USD hàng hóa của các nước thành viên TPP, tương đương 23% tổng kim ngạch nhập khẩu; xuất khẩu đạt 48 triệu USD chiếm 39% kim ngạch xuất khẩu. Riêng về lĩnh vực đầu tư, gần 32% vốn FDI của Việt Nam đến từ các nước thành viên TPP. "Như vậy, có thể thấy rằng TPP đang tác động tiềm năng đến Việt Nam với hàng loạt hứa hẹn thúc đẩy hàng hóa bằng cách giảm thuế, nâng cao mức sống, tạo việc làm…”, ông Vũ Nhữ Thăng khẳng định.   

Không phủ nhận thời cơ mà hiệp định TPP hứa hẹn mang lại, tuy nhiên nhìn chung DN lo lắng hơn là phấn khởi. Đối với DN, chưa thấy cơ hội gì ở TPP mà trước mắt là hàng loạt thách thức được đặt ra. DN ngành dệt may, da giày đang phấp phỏng lo ngại về vấn đề cạnh tranh, ngành chăn nuôi đang ngồi trên đống lửa vì nguy cơ đóng cửa ngành này khá cao. Ông Trần Hải Đức, Hội Chất lượng TP. HCM nhấn mạnh, TPP sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam chứ không phải tác động tiềm năng như Viện Chính sách và Chiến lược đề cập. Ông Đức lý giải: "Nói ngành dệt may, da giày Việt Nam lớn mạnh là đúng nhưng chưa trúng. Thực tế chúng ta chỉ có đội ngũ nhân công đông. Trước giờ ngành dệt may, da giày Việt Nam vẫn âm thầm gia công cho các nước nhằm hưởng một chút lợi nhỏ. Sắp tới đây nếu thành công trong đàm phàn  TPP thì Việt Nam cũng tiếp tục gia công dệt mặc, da giày. Trong khi đó, để đón gió TPP từ phía nước láng giềng không ít DN Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư nhà máy dệt, nhuộm tại Việt Nam”. 

Nhận định từ thực tế, đại đa số DN cho rằng, nếu TPP được ký kết thì DN Việt đứng trước nhiều thách thức hơn là cơ hội. Bản thân DN chưa có sự chuẩn bị kỹ càng, bởi do quá thiếu thốn thông tin mà chỉ mù mờ nhận biết rằng, sẽ giảm hàng rào thuế quan và tự do hóa thương mại. Cảnh báo DN về cơ hội cũng như thách thức từ TPP các chuyên gia kinh tế cho rằng, áp lực cạnh tranh sẽ bắt đầu gia tăng từ năm 2015. Nếu DN không vươn lên, không đón nhận, không học hỏi kinh nghiệm quản lý tốt chắc chắn không thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Để DN có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm đón gió mới từ TPP với mục tiêu mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu đang đòi hỏi có sự cải cách về thể chế, thay đổi về chính sách cùng với cơ chế phối hợp nhịp nhàng.
                                                                     Theo : daidoanket.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.468.363
Tổng truy cập: