TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Hội thảo: Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong các làng nghề Việt Nam
(Ngày đăng: 17/12/2014   Lượt xem: 1435)
Langnghevietnam.vn - Được sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong các làng nghề Việt Nam” tại hội trường UBND Xã Bát Tràng vào sáng ngày 17/12.
 


                              Ủy Ban Nhân Dân Xã Bát Tràng- Gia Lâm - Hà Nội

Tham dự buổi hội thảo gồm nhiều đại diện các đơn vị, Bộ, Ban, Ngành của TW và Hà Nội .. Tới dự có ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (CBNLS&NM) đại diện cho Bộ NN&PTNT; ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đại diện cho HHLNVN; PGS Lê Huyên, Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam, đại diện Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam; ông Hoàng Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm khuyến công và tư vấn PTCN Hà Nội; ông Đào Xuân Hùng, Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã Bát Tràng và đông đảo các trung tâm, ban, hội viên của Hiệp hội.


Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong các làng nghề Việt Nam” tại hội trường UBND Xã Bát Tràng

Nội dung hội thảo gồm có 15 bài tham luận đề cập tương đối đầy đủ các khía cạnh về làng nghề, đặc biệt là sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng bền vững, ứng dụng thương mại điện tử vào xuất khẩu hàng TCMN, giải pháp phát triển ngành hàng TCMN, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN làng nghề, giải pháp thúc đẩy hàng thêu ren qua thiết kế thời trang,…


                       Ông An Văn Khanh Phó cục trưởng cục CBNLS& Nghề Muối

Tại hội thảo, ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng Cục chế biến NLS& NM nhấn mạnh trong năm 2015, Hiệp hội cần phát triển đẩy mạnh hàng TCMN hơn nữa bằng cách cụ thể hóa hoạt động xúc tiến thương mại, vạch ra các kế hoạch chi tiết ở từng khu vực, địa phương về vấn đề quảng bá, trưng bày, tiêu thụ các sản phẩm TCMN; đồng thời Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cần tích cực tổ chức các hoạt động thu hút hội viên tham gia. Các hoạt động này nhằm tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công; đồng thời tạo không gian lý tưởng để họ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, thắp sáng ngọn lửa đam mê với nghề và truyền nghề cho lớp trẻ.
Cũng trong hội thảo, PGS Lê Huyên, Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam cho rằng: “Đầu tư thiết kế mẫu mã quyết định sự sống còn của làng nghề” có đưa ra đề xuất trong năm 2015. Đó là tập trung mở rộng các lớp đào tạo thiết kế mẫu mã sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, chú trọng nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, thị hiếu người tiêu dùng để tạo ra những mẫu sản phẩm có kiểu dáng đẹp, màu sắc hài hòa, toát lên nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt.
Đồng quan điểm với PGS Lê Huyên, ông Hà Văn Lâm, phó ban đại diện làng gốm Bát Tràng cũng thấy rõ tầm quan trọng của việc cải thiện, thay đổi mẫu mã sản phẩm. Ông cho rằng cần phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, tạo điều kiện để nghệ nhân làng nghề  tiếp cận các hội chợ quốc tế, có thêm ý tưởng thiết kế để nâng cao chất lượng  mẫu mã và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ông cũng nhấn mạnh tới vai trò của thương mại điện tử trong việc xuất khẩu hàng TCMN.


ông Đào Xuân Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND Xã Bát Tràng

Tới dự buổi hội thảo, ông Đào Xuân Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND Xã Bát Tràng nêu rõ: “Cần xác định mục tiêu trước mắt là bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phảm gốm sứ ra thị trường ngoài nước”. Xã Bát Tràng có nghề sản xuất gốm sứ được hình thành và phát triển trên 700 năm, với gần 1.000 hộ sản xuất kinh doanh gốm sứ, trong đó có 3 nghệ nhân ưu tú, 23 nghệ nhân Hà Nội, 18 nghệ nhân dân gian. Vì vậy, trong tương lai,  sản phẩm gốm độc đáo và chứa đựng giá trị văn hóa lớn chắc chắn sẽ được đông đảo du khách trong và ngoài nước đón nhận; thương hiệu gốm Bát Tràng sẽ có vị thế vững chắc trong lĩnh vực hàng TCMN.
Kết thúc buổi hội thảo, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu và đưa ra một số nội dung quan trọng cần thực hiện trong năm 2015 như: Trình bộ VHTT&DL, đề nghị Nhà nước công nhận ngày 20/2 hàng năm là ngày truyền thống làng nghề Việt Nam; chọn năm 2015 là năm Làng nghề Việt Nam – “sản phẩm làng nghề chất lượng cao”, đề xuất khen thưởng cho các làng nghề tiêu biểu, triển khai xuất bản tập 1 cuốn “Báu vật làng nghề Việt Nam” do Ban Truyền thông - Quan hệ quốc tế HHLN Việt Nam thực hiện,…
Các vấn đề này sẽ được thống nhất trong cuộc họp thường trực của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vào tuần sau.

Một số hình ảnh hội thảo:

                                                                                        Bài và hình : Lê Hằng                                                                                

Xem thêm:

>>Ký sự làng nghề : Tìm ngày truyền thống cho Làng nghề Việt Nam

 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.470.194
Tổng truy cập: