TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động: Giảm tai nạn làng nghề
(Ngày đăng: 21/10/2014   Lượt xem: 353)
Một trong 6 vấn đề đổi mới được đưa ra bàn thảo trong Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) sửa đổi chính là đảm bảo ATVSLĐ cho các đối tượng là lao động tự do, nông dân; đặc biệt là trong làng nghề.

Lao động tại làng nghề sản xuất thép Đa Hội ở Bắc Ninh hầu như không có dụng cụ bảo hộ trong môi trường nguy hiểm.

“Vùng trắng” của chính sách

Theo nhận định của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH), đa phần làng nghề ở Việt Nam là các làng nghề tự phát, chưa được quy hoạch tập trung nên tình trạng ô nhiễm, mất ATVSLĐ trong sản xuất cũng như dân cư cạnh làng nghề đang trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Ông Hà Tất Thắng – Cục trưởng Cục ATVSLĐ (Bộ LĐTBXH) cho rằng: “Các đơn vị quản lý nhà nước đã nhận thấy thực tế này nhưng lâu nay vì thiếu cơ chế chính sách nên đành bất lực”.

Chính vì thế mà ngay cả ở diễn đàn Quốc hội, vấn đề này đã được đặt ra cấp bách. Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Luật ATVSLĐ mới cần thiết phải hướng tới thực hiện cho được việc đảm bảo ATVSLĐ cho các đối tượng không có quan hệ lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động làng nghề, dịch vụ (khoảng 38 triệu lao động)”.

Cũng theo ông Lợi, Điều 35 của Hiến pháp có quy định: Mọi công dân được làm việc công bằng và làm việc trong môi trường an toàn. Nhà nước bảo đảm điều đó. Tuy nhiên, pháp luật về ATVSLĐ mới đáp ứng cho hơn 30% lực lượng lao động. Chỉ người làm việc ở khu vực có quan hệ lao động- tức là có ký hợp đồng lao động- còn người lao động trong khu vực nông nghiệp, làng nghề thì hoàn toàn chưa được điều chỉnh. Vì vậy thống kê TNLĐ thì chỉ đưa ra được khoảng 1/6 số vụ tai nạn, chưa phản ánh hết tình hình TNLĐ của nước ta.

Theo ông Thắng, Luật ATVSLĐ mới đã có bổ sung nhiều nội dung nhằm đảm bảo thực hiện ATVSLĐ trong làng nghề và nông nghiệp, ví như: Thực hiện tuyên truyền về ATLĐ cho khu vực này; huấn luyện cho nhóm lao động làm việc trong những ngành có nguy cơ cao. Điều này là cần thiết để người lao động bảo đảm ATLĐ trước khi làm nghề.

Mặt khác Nhà nước sẽ khuyến khích, tức là hỗ trợ kinh phí một phần để lao động tự do, đặc biệt là nông dân và thợ thủ công làng nghề tham gia vào quỹ bảo hiểm TNLĐ và bệnh nghề nghiệp.

Lo ngại tính khả thi

Trong khi dự thảo quy định khá cụ thể những giải pháp nhằm chấn chỉnh việc thực hiện ATVSLĐ trong khu vực phi chính thức là nông nghiệp, ngư nghiệp, làng nghề, dịch vụ thì nhiều ý kiến cũng tỏ ra lo ngại về tính khả thi. Ông Lợi thừa nhận: “Việc chấn chỉnh và đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo ATVSLĐ trong khu vực phi chính thức là việc cần thiết, nhưng tính khả thi không cao. Vì vậy, Luật phải quy định rõ lộ trình, không thể áp dụng ngay”. Thực tế, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và công tác thẩm tra bước đầu của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Lợi nhấn mạnh: “Với nông dân và lao động thủ công, phải có sự tham gia của chính quyền địa phương mới đảm bảo được việc giám sát và thực thi các hoạt động liên quan tới giảm thiểu tai nạn”.

Theo ông Lợi, kể cả với những lao động chỉ có hợp đồng 3 tháng trở lên hay lao động mùa vụ vẫn phải quy định buộc các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Trưởng ban Hợp tác quốc tế (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) cũng nêu ý kiến, muốn người dân hiểu về ATVSLĐ thì cần phải có cán bộ có kinh nghiệm hỗ trợ công tác tuyên truyền giáo dục.

Dự thảo Luật ATVSLĐ mới quy định: Khi bị TNLĐ, nếu giám định mức độ thương tật dưới 5% thì NLĐ được nhận chi trả một lần. Từ 21% trở lên thì chi trả thường xuyên, có nguồn có quỹ hỗ trợ. Nếu chết thì được hưởng mai táng phí, được suất hỗ trợ tuất cho con cái chưa đến tuổi lao động. Nhà nước sẽ sử dụng nguồn Quỹ TNLĐ chưa chi (khoảng 16 nghìn tỷ đồng) để hỗ trợ cho NLĐ khu vực khó khăn nhất như nông thôn, làng nghề...
                                                                         Theo : danviet.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

24
Đang xem:
72.470.668
Tổng truy cập: