TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Sư tử đá ngoại lai "trấn" đường vào Di sản Thế giới
(Ngày đăng: 15/09/2014   Lượt xem: 331)
Dù đã có khuyến cáo không sử dụng nhưng cặp sư tử đá ngoại lai vẫn án ngữ trước lối vào di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình.

Cụ thể, tại khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư (thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An) ở tỉnh Ninh Bình cũng có tới 3 cặp sư tử đá có mang phong cách Trung Quốc án ngữ ngay cổng ra vào của khu di tích này. Đây là 3 cặp sư tử được người dân cung tiến.

Bên cạnh đó, ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư tọa lạc ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình, cũng có hai cặp sư tử đá mang nét văn hóa Trung Hoa được đặt trước cổng tam quan.

Được biết, Ban quản lý Quần thể di sản thế giới Tràng An đang xem xét di dời những con sư tử đá trên ra khỏi khu di tích lịch sử Cô đố Hoa Lư. Tuy nhiên, do đây là di tích cấp Quốc gia nên phải xin ý kiến của Bộ VHTTDL.

Đôi sư sử án ngữ lối vào di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình

Đôi sư sử án ngữ lối vào di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình

Trong khi đó, tại Hà Nội, những địa điểm mà Bộ VHTT&DL đã tiến hành thanh tra đột xuất ngày 22/8, thì những con sư tử ngoại lai đã được di chuyển đến những địa điểm khác.

Tại chùa Gia Quất, sư trụ trì cho biết: “Nhà chùa đã trả lại cho thí chủ cung tiến và thí chủ này đã mang trả lại cho xưởng sản xuất đá”.

Tại đình và chùa Mộ Lao, sư tử đá lạ được gom về 1 kho. Địa phương đã và đang liên hệ với người cung tiến để trả lại hiện vật. Đã có người đến nhận. Dự kiến số sư tử còn lại sẽ được trả lại trước ngày 12/9.

Cặp sư tử đá mang phong cách Trung Quốc trấn giữ trước cổng trụ sở UBND huyện Nga Sơn - Thanh Hóa

Cặp sư tử đá mang phong cách Trung Quốc trấn giữ trước cổng trụ sở UBND huyện Nga Sơn - Thanh Hóa

Mặt khác, UBND thành phố Hà Nội còn thể hiện kiên quyết qua việc đưa ra văn bản gửi các sở ngành, quận huyện về việc di dời các hiện vật không phù hợp ra khỏi cơ quan, đơn vị. Kết quả kiểm tra, xử lý báo cáo về UBND thành phố trước 31/12/2014.

Chính vì do chưa đồng nhất được cách xử lý, nên Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư ký Hội đồng trị sự, Chánh văn phòng TƯ Giáo hội Phật giáo VN  cho rằng nên “gói” vào nội dung di dời sư tử đá để “dọn” cho sạch, không chỉ ở các di tích đã được xếp hạng mà còn phải mở rộng ra các ngôi chùa chưa xếp hạng nữa..

Chính vì vậy, ông Dương Văn Khá - Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết: “Không thể kỳ vọng chỉ trong một sớm một chiều mà dẹp được hết cả. Nên chọn điểm và giải quyết triệt để tại một số địa phương nhức nhối nhất về vấn nạn này tại các khu vực Bắc - Trung - Nam.

Ông Khá cũng chỉ rõ riêng chuyện “dọn dẹp” đám sư tử đá đã thấy quá khó. Ai là người đưa chúng ra khỏi di tích? Cán bộ, công chức nhà nước? Không được, vì là chuyện nhạy cảm. Những gia đình cung tiến ư? Họ không nghe thì sẽ thế nào? Có lẽ tốt nhất vẫn là phải vận động chính các vị trụ trì, Ban quản lý các di tích tự giác di dời. Nhưng vẫn chưa hết. Di dời thì đưa về đâu? Không lẽ đưa từ chùa A sang chùa B? Sư tử đá cứ chạy vòng quanh từ di tích này sang di tích khác? Lại cần phải tính toán kỹ để có cách xử lý thích hợp.

Trả lời câu hỏi: Đưa sư tử đá đi đâu?, Thượng tọa Thích Đức Thiện chua xót, tận gốc vấn đề ở đây là câu chuyện văn hóa truyền thống đang bị “xâm lấn”.

Đưa sư tử đá ra khỏi di tích không phải chỉ để “gọn mắt”, mà là để giải quyết triệt để vấn đề nhức nhối về sự xâm lấn của văn hóa ngoại lai đối với văn hóa truyền thống của chúng ta. Điều đó đáng để suy nghĩ hơn nhiều sự hiện diện của những con sư tử đá.

Thượng tọa cũng cho rằng, Bộ VHTTDL cần sớm có định hướng giải quyết đối với số phận của những con sư tử đá cũng như các loại hiện vật lạ khác. Vì thế cần phải rõ tiêu chí khi di dời, không thể đưa sư tử từ di tích này sang di tích khác, hay tính chuyện bỏ chúng xuống sông cho khuất mắt được.

Cần giới thiệu mẫu linh vật thuần Việt

Chia sẻ với Đất Việt, ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: "Bên cạnh việc sát sao loại bỏ khỏi đền, chùa miếu mạo, công sở, thì Bộ văn hóa cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn, chỉ rõ những linh vật thuần Việt, phải có mẫu của linh vật thuần Việt để người dân lấy đó làm chuẩn".

Đặc biệt, ông Tiến cũng cho rằng cần có hướng dẫn, định hướng cụ thể cho các nghệ nhân, thợ thủ công, những người đang trực tiếp sản xuất những sản phẩm sư tử đá ngoại lai hiểu và phân biệt được đâu là sư tử đá Trung Quốc linh vật canh mộ và đâu là sư tử đá Việt Nam biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo.

                                                                                   Theo : baodatviet.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.520.427
Tổng truy cập: