TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Ký sự Bát Tràng – Nơi hội tụ của tinh hoa gốm Việt.
(Ngày đăng: 05/09/2014   Lượt xem: 2950)

                                                Con đường chính của Xã Bát Tràng

Langnghevietnam.vn -  Về Bát tràng vào một ngày cuối mùa hạ, khi mà cái nóng oi bức của mùa hè đã dần nhường chỗ cho cái mát dịu của mùa thu. Con đường về với Bát Tràng, đi qua những cánh đồng ổi xanh mướt, lẫn trong gió thoảng hương thơm của ổi ương.

Bát Tràng giờ đã khác xưa rất nhiều những mái nhà ngói cũ dần được thay bởi những  ngôi nhà khang trang, to đẹp hơn. Sản phẩm của làng gốm cũng đa dạng và phong phú hơn, mẫu mã thì có nhiều thay đổi bên cạnh những sản phẩm được làm bằng tay tinh xảo, cầu kỳ, khéo léo mang đậm hồn dân tộc Việt Nam thì còn có một số sản phẩm mẫu mã vẫn phảng phất mẫu mã ngoại lai.

Một số sản phẩm của làng gốm Bát Tràng.

Chúng tôi đi ngang các con đường của Giang Cao chính là “Shop”  của gốm Bát Tràng, được tân mắt xem những cửa hàng đồ gốm đa dạng phong phú và nhiều màu sắc mỗi sản phẩm có những nét độc đáo riêng.

 Qua Giang Cao là đến Bát Tràng cái nôi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Những sản phẩm rất đỗi thân thuộc trong đời sống con người Việt Nam, nó mang hồn cách của dân tộc .

Đến Bát Tràng hôm nay trước sự kiện đang thu hút sự chú ý của mọi người đó là Bộ Văn hóa yêu cầu không sử dụng mẫu mã  biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. 

Gặp gỡ nghệ nhân Nguyễn Văn Bình ( tức Binh)

                            Nghệ nhân Nguyên Văn Bình phia ngoài bên trái

Từ Giang Cao chúng tôi chọn điểm đến đầu tiên là nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Bình (Binh). Ông Binh năm nay khoảng hơn 60, trông vẫn còn tráng kiện và rất nghệ sĩ, được biết ông là một nghệ nhân Làng nghề Việt Nam, trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long ông đã trưng bày tác phẩm đôi rồng thời Lý được giải Guiness Việt Nam, tác phẩm này đã được Thành Phố Hà Nội cho dựng tại phía Tây của Hồ Tây.

Đôi rồng gốm kiểu đời Lý trưng bày tại Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội - tác giả Nguyễn Văn Bình

Hỏi về mẫu mã linh vật tại các địa điểm tâm linh hiện đang tràn lan mẫu ngoại lai ông Bình cho hay” Nếu xem xét chung các cá nhân -  đơn vị sản xuất rất cần hiểu lịch sử và  văn hóa dân tộc để sản xuất ra những sản phẩm mang hồn Việt. Ngoài ra các cơ quan quản lý lịch sử và văn hóa cũng cần công bố  những tài liệu mẫu mã chuẩn văn hóa và lịch sử Việt cùng ý nghĩa giải thích đi kèm, để cho các cá nhân hay cơ sở sản xuất sẽ dựa theo và chế tác trên những chuẩn diện đó. Có như vậy mới có thể thực hiện nghiêm túc được quy đinh của Bộ Văn Hóa”.

Gặp gỡ Thợ cả lão làng Phạm Ngọc Huy



                                                           Ông Huy  đang chế tác gốm

Đến Thôn Bát Tràng, chúng tôi dừng chân ở một quán nhỏ với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mộc mạc giản dị bình gốm, chóe, lọ, con giống, tượng các thể loại ở đây đều được nghệ nhân – thợ giỏi chế tác thủ công với những công đoạn sản xuất truyền thống. Ngồi nói chuyện với ông Phạm Ngọc Huy ( Được biết ông Huy là cha của 2 anh Nghệ nhân – Thợ giỏi Nguyễn Anh Đạo & Nguyễn Anh Đức),Ông chia sẻ : “Có lần sáng sớm đã có mấy khách du lich nước ngoài đến cửa hàng xem hàng, xem rất lâu rồi họ đi ra không nói gì cả nhưng đến tối họ quay lại và nói rằng chúng tôi đi khắp Bát Tràng nhưng không thấy ở đâu sản phẩm đồ gốm mộc mạc mang đậm chất Việt như ở đây”nhìn vào sản phẩm, mẫu mã của nó họ có thể biết ngay được đây là của Việt Nam”

Sản phẩm gốm có những mẫu mã, đắp, nặn vuốt, men rất riêng . Ở đó có mang theo cả một nét văn hóa truyền thống dân tộc. Không thể lẫn được với những sản phẩm của nước Trung Quốc,Nhật Bản hay thái Lan...
Xem một số sản phẩm gốm được làm hoàn toàn thủ công

                         

                           

                              

Ông Huy vừa ngồi làm vừa tâm sự :”Việt Nam mình hơn một nghìn năm đô hộ mà không bị lai căng thế mà mấy chục năm gần đây mẫu mã sản phẩm lại bị lai căn rất nhiều, ông nói rồng Việt Nam khác rồng Trung Quốc, thế mà hình tượng con rồng bây giờ đều theo mẫu của Trung Quốc đâu còn là rồng Việt Nam nữa, ông lắc đầu một cái rồi lại tì mẩn nồi nặn, trong ông như có một niềm khắc khoải nào đó”.

Khác biệt hẳn với hình ảnh con rồng Trung Quốc gai góc hung dữ thì con rồng Việt Nam lại mềm mại, hiền hòa hơn nhiều, các con rồng Việt Nam ta thường thấy trong nét trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa. hình rồng Việt Nam mang bản sắc riêng

Gặp gỡ nghệ nhân Trần Nam Tước

Đến gặp nghệ nhân Trần Nam Tước, người được mệnh danh là “Người con của rồng”. Anh quê gốc ở Thái Bình, như một cái duyên anh đến với Bát Tràng và lập nghiệp ở đây.Cùng trò chuyện với anh, chúng tôi mới thấy được những trăn trở, đau đáu về nghề của một nghệ nhân trẻ. Anh nói : con Nghê là một linh vật thuần Việt, được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt nhưng con Nghê lại được ít người Việt biết đến mà họ lại biết đến con lân, con sư tử của Trung Quốc nhiều hơn.

                                
                                                                  Nghệ nhân LNVN Trần Nam Tước
                                           
Con Nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, con Lân thuộc văn hóa Trung Hoa. Về hình dạng, con Lân trông giống sư tử, mà có sừng, chân như chân trâu, thân hình tròn mập, có vẩy như vẩy rồng, miệng ngậm quả cầu, hay ngồi chống chân lên quả cầu. Con Nghê có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, chân như chân chó, dáng thanh, trông rõ ràng dáng chó chứ không tròn mập như dáng như sư tử, đuôi Nghê dài, vắt ngược lên lưng, đuôi Lân ngắn, xòe như cánh chim hay cuộn tròn như đuôi thỏ.Con Nghê của Việt Nam thể hiện sự nhuần nhuyễn, đời thường, con người Việt Nam tôn trọng sự trung thành có thể đã được bắt nguồn từ hình ảnh con linh khuyển .

Ông Tước nói thêm “ Vạn vật đều hữu linh, con Nghê của Việt Nam đề cao tính nhu nhuyễn trên từng sản phẩm, sự mềm dẻo và thân thiện được làm ra bằng bàn tay,khối óc của tâm hồn Việt”  ông có hẹn khi nào có thêm thời gian sẽ cùng đàm đạo với chúng tôi sâu hơn nữa cùng với một số nhà sử học quen biết về quan điểm về mẫu mã thuần Việt qua các giai đoạn của lịch sử.
Một số hình ảnh tại xưởng sản xuất. 

 

                       

                        

                       

Chúng tôi rời  Bát Tràng, mang theo tâm sự của những nghệ nhân thợ giỏi làng nghề, với trăn trở đến khi nào các sản phẩm truyền thống mới thực sự có khung chuẩn về hình dạng, kiểu dáng  và các hỗ trợ hướng dẫn về mỹ thuật, kỹ  thuật tạo hình cùng các hoạt động bổ trợ để nâng cao năng lực về ý tưởng sáng tác, thiết kế luôn mang trong nó một sức sống Việt tràn trề. Làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ chính là cái nôi chuyên sản xuất những đồ dùng hàng ngày và khoảng 90% các sản phẩm phục vụ tâm linh từ hàng đời nay. Cho nên sự thiếu, đói mẫu mã trong sản xuất cũng là nguyên nhân  rất cần được sự quan tâm thích đáng từ các cơ quan quản lý của các cấp .

(Đón đọc: Tầm quan trọng của mẫu mã đối với sản xuất hàng TCMN tại làng nghề Việt Nam)

                                                                                                      Bài & hình: Bảo Châu - Đoàn Thủy

 Xem thêm:

>>Ký sự làng nghề : Tìm ngày truyền thống cho Làng nghề Việt Nam
>>Ký sự làng nghề: Đầu hạ,tới làng nghề Bát Tràng
>>Ký sự lảng nghề Bát Tràng cuối năm Quý Tỵ.
>>Ký sự Bát Tràng - Cuối thu, ở Làng nghề truyền thống
>>Ký sự - Mùa thu Bát Tràng
>>Ký sự nghệ nhân - Gặp lại tác giả tạo nên tác phẩm "Người con của Rồng"
>>Ký sự nghệ nhân làng nghề Việt nam Tài hoa gốm sứ Bát Tràng

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

64
Đang xem:
73.226.913
Tổng truy cập: