TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Trăm năm cánh hạc thiên trường
(Ngày đăng: 15/08/2014   Lượt xem: 414)
Ngay khi còn nhỏ, Dương Cẩm Chương đã có năng khiếu hội họa. Vì vậy, khi học xong tú tài, ông dự tính học ngành kiến trúc để trở thành kiến trúc sư, nhưng thời đó chưa có đại học kiến trúc, ông phải vào học y khoa. Dù vậy, ông vẫn học dự thính thêm ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.  Ông thực sự đến với hội họa ở tuổi năm mươi.

Họa sĩ Dương Cẩm Chương vừa qua đời ở tuổi 104 tại nhà riêng ở TP.Hồ Chí Minh. Họa sĩ là hội viên Hội họa sĩ Pháp, từng có trên 20 lần triển lãm tại Paris, được giải thưởng của Hội thi phong cảnh (1971 - 1973), huy chương bạc của phòng tranh quốc tế miền Nam nước Pháp (1974), huy chương bạc Hội văn học nghệ thuật Pháp (1977), giải thưởng Hội liên hiệp nghệ sĩ tạo hình (1981)... Ông đã đi, sống và vẽ khắp mọi miền trên thế giới, nhưng với ông,  nơi đẹp nhất vẫn là đất nước Việt Nam.  

Ngay khi còn nhỏ, Dương Cẩm Chương đã có năng khiếu hội họa. Vì vậy, khi học xong tú tài, ông dự tính học ngành kiến trúc để trở thành kiến trúc sư, nhưng thời đó chưa có đại học kiến trúc, ông phải vào học y khoa. Dù vậy, ông vẫn học dự thính thêm ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và làm ký giả cho tờ Trung Bắc Tân Văn để kiếm tiền đi học.

Ông đã từng phỏng vấn danh hài Charlot, danh họa Fujita của Nhật Bản khi họ ghé thăm Việt Nam. Năm 1938, ông tốt nghiệp y khoa, trở thành bác sĩ phẫu thuật, làm việc tại Bệnh viện Lalung Monnaire Saigon (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy). Ông thực sự đến với hội họa ở tuổi năm mươi. Song,  khi nhắc đến Dương Cẩm Chương, nhiều người lại thường nhớ đến ông như một họa sĩ tài hoa, dí dỏm, hài hước, uyên bác trên nhiều lĩnh vực... mà quên ông là một bác sĩ đã từng đi nhiều nơi trên các lục địa Á, Âu, Mỹ, nghiên cứu chuyên sâu nhiều ngành y học...

Dương Cẩm Chương cắt nghĩa, bởi vì trong mấy chục năm hành nghề y, ông không lúc nào quên hội họa. Nó cũng là “họa nghiệp” cùng với “y nghiệp” gắn liền suốt cuộc đời ông. Khác ở chỗ, một cái trời cho, một cái ông chọn. Dù vậy, ông vẫn thường nói: “hội họa với tôi là nghiệp dư”.

Năm 1968, sau khi nghỉ hưu, Dương Cẩm Chương định cư tại Pháp, nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật, để vẽ tranh. Ông nói: “Tôi vẽ cho tôi, vẽ những gì tôi thích, tôi nhìn thấy, tôi suy nghĩ và tôi chiêm ngưỡng”. Ông vẽ rất nhanh, thường từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ là xong một tác phẩm. Trong hàng trăm bức tranh đã sáng tác, ông tâm đắc nhất là bức Bàn Cờ vẽ về một xóm nghèo ở Sài Gòn (1960); bức tranh Phật đản ở Washington (1983) là một kỷ niệm đáng nhớ của những ngày tha hương. Một bức tranh khác, ông vẽ trong nhiều năm liền, song cứ bị rơi vào tâm trạng “như chìm đắm, như chưa tan một giấc mơ”...

Đó là bức tranh vẽ về  con đường nhỏ mang tên Dương Bá Trạc, bên kia cầu Chữ Y, quận 8, nối liền nội thành và ngoại thành TP.Hồ Chí Minh. Tâm trạng này đã được nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế, vợ ông, chia sẻ: “Nâng theo cánh hạc thiên trường/Mà tình nước đã ngàn phương đất trời...”.

Ông vẽ từ con ngựa già trầm tư giữa Thủ đô Washington đến những chú bò thong thả bước đi giữa châu Phi  cát bụi và cô nghệ sĩ mù kéo vĩ cầm trong xe điện ngầm ở Paris. Ngày giỗ mẹ giữa Washington D.C lung linh… Rồi Dương Cẩm Chương tìm đường về cố hương... Ông nói: “Quê hương bao giờ cũng đẹp.

Nhưng sau mấy chục năm xa nhà, nay trở về nhìn bằng con mắt họa sĩ, tôi thấy nhiều cái đẹp mà lúc ra đi tôi không thấy”. Ông cho biết, ông đã chọn  TP. Đà Lạt  để mỗi năm về sống để vẽ vài ba tháng. Vì ông cho rằng: “Đây là một thành phố tình cảm, có một tâm lý riêng, một sắc thái riêng, có lẽ chỉ vì gần gũi như mặt thấy mặt, tay cầm tay. Cái TP. Đà Lạt này như biết săn sóc giữ gìn tình cảm cho con người biết tìm nó...

Thì giờ nhanh chóng nhưng lúc nào cũng nhàn rỗi, mỗi một hoạt động trong ngày gần như một giải trí, có lẽ ở đây hơn ở Paris, mới thấy một thứ nhàn rỗi, thanh thản, không vướng víu... Sinh hoạt ở đây đầy tình người...”.

Trong một dịp Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm tranh sơn dầu của Dương Cẩm Chương, nhiều đồng nghiệp, bạn bè trong và ngoài nước đã nhận xét, nét vẽ của ông sắc sảo, ngọt ngào, màu sắc tương phản đã phơi bày được cách nhìn cuộc sống sinh động, đối chọi giữa cái xấu bên cái tốt, cái nghèo khó bên cái giàu sang hoa lệ... nhưng tất cả đều cháy lên một tình yêu con người, thiên nhiên tha thiết.

Năm 1993, họa sĩ Dương Cẩm Chương  lại có cuộc  triển lãm ở Hà Nội. Năm 1999, ông nhận huy chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam. Những năm gần đây, ông thường xuyên có mặt ở quê nhà vào những dịp Tết.  Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất thích giao du với vợ chồng ông. Có lần nhạc sĩ đã viết về ông: “...Bằng tất cả sự sảng khoái đầy rạo rực của một con người không có tuổi tác... ông chính là kẻ lữ hành không mệt mỏi của đường dài...”.

Còn bác sĩ  Thân Trọng Minh cũng là một họa sĩ nổi tiếng đã nhận xét về Dương Cẩm Chương: “Phong thái sáng tác của ông rất gần với những họa sĩ vẽ tranh thủy mặc: một vệt màu, một nét cọ là một cảm hứng nghệ thuật dứt khoát, hiếm khi phải bôi xóa. Dương Cẩm Chương luôn tôn trọng cái ấn tượng ban đầu mà cảnh vật tạo cho ông. Khi ông vẽ, cảnh nhập vào người, người nhập vào cảnh, người và cảnh là một”.

                                                                                            Theo: thoibaonganhang.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.494.782
Tổng truy cập: