TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Nốt nhạc trầm cho các làng nghề truyền thống
(Ngày đăng: 20/07/2014   Lượt xem: 977)
Làng nghề Việt Nam thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam. Hà Nội, mảnh đất trăm nghề, có khá nhiều các làng nghề, phố nghề thủ công truyên thống có lịch sử phát triển từ lâu đời. Thế nhưng hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một theo thời gian. Thêm vào đó, sự phát triển của nền kinh tế thị trường khiến những làng nghề này lao đao tìm chỗ đứng.

Nguy cơ mất những làng nghề truyền thống

Nghề thủ công truyền thống của Việt Nam phát triển cùng nên văn mình nông nghiệp, ban đầu chỉ là những công việc là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tạo ra những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông. Tuy nhiên, qua những thăng trầm khiến nhiều làng nghề hiện nay không thể trụ vững và đang có quy mô bị mai một, thất truyền. Bởi tốc độ đô thị hóa, khiến cho các sản phẩm có nguồn gốc truyền thống không đủ sức cạnh tranh trước những sản phẩm của máy móc công nghê cao.

Như làng nghề thêu áo Long bào cho các vị Vua của làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội) từ lâu đã được biết đến là một làng nghề thêu truyền thống, chuyên cung cấp các sản phẩm khăn thêu khăn chầu, áo ngự, nghi môn, quần màu... cho Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Tuy nhiên ít người biết rằng, làng Đông Cứu trước kia vốn nổi tiếng bởi nghề thêu long bào cho các triều vua phong kiến ở Việt Nam.


Cùng với sự phát triển của lịch sử, thì mặt hàng này không còn được sử dụng nhiều nữa

Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát triển của lịch sử, thì mặt hàng trang phục này không còn được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày nữa, chỉ phục vụ vào cho những mục đích nhất định. Nên tại đây chỉ còn duy nhất một nghệ nhân là còn theo đươc nghề truyền thống của làng. Hơn nữa, mặt hàng như long bào, áo quan đều là sản phẩm cao cấp nay không còn ai dùng nữa nên làng nghề Đông Cứu cũng rơi vào tình trạng ảm đạm. Để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, người dân nơi đây đã quay sang làm các sản phẩm thi trường.

Hay ngay như Cốm làng Vòng, một làng nghề nổi tiếng tại nội thành Hà Nội, với thứ quà đặc sản tinh túy từ hạt lúa non. Nhưng giờ đi khắp cả trong làng, hiếm hoi lắm ta mới nghe được tiếng tiếng chày giã lúa, tiếng sàng sẩy phân loại cốm. Chỉ xơ xác vài bó rơm nếp xanh dùng để bện chổi nằm bên những vách nhà. Xảy ra thực trạng này bởi lẽ các hộ dân tại đây đã bàn giao lại hết đất cho chính quyền để xây dựng khu đô thị mới Cầu Giấy, khiến nhiều gia đình phải bỏ nghề Cốm vì không còn đất ruộng. Hiện làng Vòng (thôn Hậu, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ vẻn vẹn còn khoảng 15 hộ dân gắn bó với nghề làm cốm truyền thống. Còn lai thì những hộ gia đình còn đất sử dụng thì được chia lô, xây nhà trọ cho thuê.


Món quà dân dã của người dân Hà thành đang dần bị mai một

Tuy nhiên, những hộ còn gắn bó với nghề làm Cốm truyền thống cũng đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn để vừa có thể tiếp tục duy trì nghề truyền thống, vừa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hiện nay. Làng nghề làm Cốm trứ danh một thời đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần đi.

Tâm lý người Việt ta từ bao đời nay vẫn luôn cho rằng, “an cư lạc nghiệp”, thế nhưng một thực tế cho rằng, với những nơi đất chật người đông, giá nhà đất tăng cao vùn vụt như thủ đô Hà Nội thì quan điểm “an cư lạc nghiệp” cũng có phần thay đổi. Đặc biêt với những người dân tại làng Đa Sỹ, mảnh đất của làng nghề sản xuất dao kéo nổi tiếng, thì dù cơ sở hạ tầng có nhiều sự thay đổi, khang trang hơn nhiều so với trước. Thế nhưng, những người dân sống tại đây, đang gặp phải những khó khăn, bất cập trong cuộc sống hàng ngày, trên chính mảnh đất làng nghề truyền thống của mình.


Một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm lẫn trong khu dân cư gây ra ô nhiễm tiếng môi trường

Nét đặc trưng không thể lẫn đi đâu được của làng nghề dao kéo Đa Sỹ, đó chính là những âm thanh chan chát của búa đập, những tiếng cắt hàn của người thợ luyện kim. Những âm thanh ồn ã này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của các hộ dân sinh sống nơi đây. Thêm vào đó, không gian bị thu hẹp đi nhường chỗ cho các khu đô thị, các chung cư cao cấp, khiến cho các hộ kinh doanh tại đây muốn đầu tư thêm máy móc phục vụ hoạt động sản xuất của mình cũng không có điều kiện thực hiện.

Những người dân sinh sống tại mảnh đất này, cũng như những hộ làm nghề luôn mong mỏi có khu sản xuất mới, xa khu vực đông dân cư, để tránh gây ảnh hưởng tới người xung quanh. Thế nhưng yêu cầu đó mãi không được chấp nhận, trong khi trước khi những khu chung cư cao cấp, các khu đô thị mọc lên, thì việc thu hồi đất lại diễn ra rất nhanh chóng. Bởi vậy, hàng ngày, người dân tại đây vẫn phải sống chung với những tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất.

Làm gì để khôi phục làng nghề truyền thống

Ngoài những làng nghề kể trên ra, thì trên mảnh đất trăm nghề này, còn có rất nhiều làng nghề thủ công khác đang đứng trước nguy cơ mất dần đi nghề truyền thống. Nguyên nhân chính của nó đó là các sản phẩm của những làng nghề chưa thể vươn ra thị trường trong nước và quốc tế. Tính chất khép kín trong việc sản xuất hàng hóa đã kìm hãm sự phát triển của làng nghề trong thời đại công nghệ và hội nhập như hiện nay. Bởi vậy, các hộ sản xuất các mặt hàng truyền thống khi không có thị trường tiêu thụ, ho sẽ quay sang làm các mặt hàng khác để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.

Ngoài ra, thì yếu tố nhân lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng làng nghề hiện nay. Đầu tiên phải kể đến là những thợ nghề, những nghệ nhân của các làng nghề hiện nay còn rất ít, giới trẻ thì không còn mặt mà với nghề “cha truyền con nối” như trước. Dẫn tới việc thiếu việc làm, khiến cho lượng lớn lao động nông thôn phải tìm kiếm việc làm mới ở các đô thị. Thực trạng này sẽ tạo ra những sự xáo trộn và áp lực đáng kể về sự tăng dân số và việc làm ở các đô thị, đặc biệt là lao động trẻ khi thiếu việc làm sẽ dẫn đến những tệ nạn, tạo nên gánh nặng cho gia đình và xã hội.


Du lịch làng nghề nhằm quảng bá hình ảnh các làng nghề và khai thác các tiềm năng kinh tế

Khi mà các làng nghề truyền thống bị mất hoặc mai một đi thì những lợi ích kéo theo của nó như: du lịch văn hóa, khai thác tiềm năng kinh tế, tạo việc làm, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, giáo dục văn hóa truyền thống…cho thế hệ sau trở thành điều cần phải quan tâm suy nghĩ. Để các làng nghề thoát khỏi tình trạng trên, điều quan trọng là phải xây dựng được các kết hoạch phát triển, khôi phục làng nghề truyền thống. Giải quyết được công ăn việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động. Một điều cần quan tâm hơn nữa đó là việc giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, bởi khi mà đầu ra cho sản phẩm được đảm bảo, thì người dân mới có thể an tâm, tập chung sản xuất các mặt hàng truyền thống.
                                                                                         Theo: Xây dựng
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.498.502
Tổng truy cập: