TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Thủ công mỹ nghệ- gian nan xây dựng thương hiệu
(Ngày đăng: 29/04/2014   Lượt xem: 501)

Là một trong những ngành XK có thế mạnh song các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam vẫn chưa tạo được thương hiệu riêng trên thị trường quốc tế. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm và năng lực tài chính của DN hạn chế càng khiến cho con đường xây dựng thương hiệu của thủ công mỹ nghệ gian nan.


Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được thương hiệu trên thị trường do chất lượng tốt. Ảnh: S.T

Không chỉ là cái tên

Có “thâm niên” XK hơn 10 năm các sản phẩm tranh tre truyền thống, đồ nội thất làm từ tre đến các thị trường khó tính như Nga, Đức..., song Công ty sản xuất, XK đồ mỹ nghệ tre Hun Khói vẫn chưa thể xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, cho dù sản phẩm đã có “tên” riêng và có lượng đơn hàng ổn định từ các đối tác.

Ông Nguyễn Kỷ, Giám đốc Công ty cho biết, các sản phẩm tranh tre, đồ nội thất làm bằng tre XK của Công ty được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, với độ bền cao, chắc chắn, do phần lớn các sản phẩm đều làm thủ công. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất khiến cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ít hấp dẫn khách hàng là ở mẫu mã, hình thức thiếu sự đổi mới, cập nhật xu hướng thị trường và giá thành sản phẩm kém cạnh tranh.

“Hiện hầu hết sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc. Mặc dù có ưu thế về chất lượng, song do các DN XK thủ công mỹ nghệ chủ yếu là cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí là rất nhỏ nên không có khả năng đầu tư về thiết kế, mẫu mã sản phẩm phù hợp thị hiếu khách hàng.

Trong khi đó, giá thành sản phẩm của Việt Nam lại cao hơn từ 10 - 15% so với các nước cạnh tranh trực tiếp như Trung Quốc, nên rất khó để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bởi vậy mà dù chúng tôi đã chú trọng về thương hiệu, bắt đầu từ việc định vị tên riêng cho sản phẩm, song do thiếu năng lực để đầu tư chiều sâu nên rất khó để cạnh tranh” - ông Kỷ nói.

Các DN XK hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống cho rằng, việc xây dựng tên riêng vẫn là chưa đủ để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường. Bởi cùng với cái tên gắn với đặc trưng riêng, có tính truyền thống của các dòng sản phẩm, yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là mẫu mã, thiết kế có ý nghĩa rất quan trọng để xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Song theo ông Kỷ, về mặt chất lượng sản phẩm của Việt Nam là khá yên tâm, nhưng với khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, hầu hết DN rất yếu. Do không có vốn đầu tư, cũng như kinh nghiệm trong khâu thiết kế, nên hầu hết DN chỉ làm những mẫu sản phẩm đã có sẵn, hoặc cóp nhặt các mẫu trên thị trường, chứ chưa đầu tư chuyên sâu để có được các dòng sản phẩm với thiết kế riêng.

Cần chiến lược bài bản

Với những DN có khả năng đầu tư sâu về thiết kế mẫu mã sản phẩm, câu chuyện xây dựng thương hiệu vẫn là chặng đường dài. Với doanh thu duy trì đều đặn hàng năm lên đến 1 triệu USD, với nhiều dòng sản phẩm có tính đặc trưng nhưng ông Thái Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong cũng phải thừa nhận việc phát triển thương hiệu là khâu yếu của công ty.

Thậm chí, ngay cả khi DN này có sự đầu tư bài bản trong khâu đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng một đội ngũ thiết kế chuyên biệt của các dòng sản phẩm, nhưng việc phát triển thương hiệu vẫn còn khá gian nan. “Chúng tôi mở các trung tâm dạy nghề, đạo tạo hơn 20.000 học viên với 900 lớp học cho 31 làng nghề để nâng cao tay nghề, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, Công ty còn hình thành đội ngũ thiết kế riêng, hợp tác với một trường đào tạo thiết kế tại Đan Mạch và cử các cán bộ đi học để cập nhật các xu hướng thiết kế của thế giới” - ông Phong cho biết.

Từ lâu, các chuyên gia đã khuyến cáo, sản phẩm có chất lượng tốt, thiết kế mẫu mã đẹp phù hợp thị hiếu, xu hướng tiêu dùng vẫn chưa đủ để định hình thương hiệu, mà cần phải có chiến lược quảng bá rộng rãi. Trong khi đây là khoản đầu tư khá lớn, vượt quá sức của DN nên rất khó để có hoạt động rộng rãi và bài bản.

Theo tính toán, với kênh quảng bá phổ biến nhất là hội trợ, triển lãm quốc tế, chi phí cho mỗi lần tham dự cũng lên đến hàng chục, thậm chí là hàng trăm triệu đồng, các kênh khác như quảng cáo tại địa điểm hoặc thị trường XK có thể lên đến triệu USD. Ngoài ra, để xây dựng được thương hiệu thì vấn đề đăng ký bảo hộ, sở hữu trí tuệ cũng rất cần thiết, song các DN vẫn phàn nàn quy trình đăng ký hiện nay khá phức tạp, rắc rối nên mất nhiều thời gian.

Đã có trường hợp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ có xuất xứ từ Việt Nam chỉ được bán với giá vài chục USD, song cũng với sản phẩm ấy, khi nhà NK gắn mác thương hiệu của họ, giá trị sản phẩm đã tăng 40 lần. Thực tế này cho thấy, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được thương hiệu trên thị trường để gia tăng giá trị sản phẩm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia bên cạnh việc DN xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ, quảng bá, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ trong việc xác định các dòng sản phẩm đặc trưng, khâu thiết kế, quảng cáo trên thị trường quốc tế…

Theo: Báo mới


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.517.029
Tổng truy cập: