TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Phát triển nghề mây tre đan trong giai đoạn hiện nay
(Ngày đăng: 25/04/2014   Lượt xem: 1436)
Langnghevietnam.vn - Trong khuôn khổ Hội nghị khách hàng chuyên ngành mây tre đan năm 2014 tại Thiên Đường Bảo Sơn được tổ chức bởi sự phối hợp của Cục chế biến nông lâm sản & nghề muối - Bộ NN& PTNT cùng Hiệp hội báo chí, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Thiên Đường Bảo Sơn... đã diễn ra buổi tọa đàm giữa các doanh nghiệp, nghệ nhân, các cơ quan ban ngành. Ban truyền thông QHQT Hiệp hội Làng  nghề Việt Nam lược trích bài tham luận "Phát triển nghề mây tre đan trong giai đoạn hiện nay" của nghệ nhân  Nghệ nhân LNVN Nguyễn Văn Trung.



Nghệ nhân LNVN Nguyễn Văn Trung

Tiềm năng phát triển nghề mây tre:


Nói đến nghề mây tre đan hầu hết mọi địa phương trên khắp cả nước nơi nào cũng có và được truyền lại qua nhiều thế hệ, vì nó có những đặc thù riêng gắn liền với đời sống của con người Việt Nam.  Mỗi làng quê lại có một đặc thù riêng về nghề mây tre để phục vụ cho nhu cầu mà nơi mình đang sinh sống. Nhiều nơi đã trở thành làng nghề mây tre truyền thống có  thương hiệu, không những đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng , mà còn là những sản phẩm mỹ nghệ  xuất khẩu ra thế giới.

Với đặc điểm xuất phát từ cây nguyên liệu, các làng nghề đã vận dụng chế tạo nhiều loại mẫu khác nhau, mỗi loại đều có mục đích sử dụng riêng cho từng công việc như: đó, thúng mũng, nong nia, đến các loại khay, đĩa, làn , túi, các sản phẩm vừa sử dụng vừa làm đẹp như lọ hoa, cây đèn, khung tranh, và các đồ vật nội thất như bàn ghế , giường, tủ.....

Đã có hàng ngàn loại mẫu khác nhau được xuất khẩu đi các nước trên thế giới, tính từ năm 2006 trở về trước bình quân hàng năm số lượng sản phẩm được xuất khẩu tới 80 - 90 triệu sản phẩm giá trị 125 triệu USD/năm, thu hút nhiều lao động trên khắp cả nước tham gia sản xuất nhưng chủ yếu là lao động nông thôn.

 Giai đoạn chịu ảnh hưởng:

Từ năm 2007 đến nay, do phải chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, sức mua của thị trường giảm hẳn, đặc biệt nhu cầu mua sắm đồ thủ công mỹ nghệ mây tre. Các hợp đồng sản xuất hàng mây tre giang  ngày càng ít, lao động thiếu việc làm, doanh nghiệp sản xuất ngừng trệ hoặc đóng cửa, giải thể, có nơi gần như phải bỏ nghề. Nhưng do đặc thù nghề mây tre đan là nguyên liệu sẵn có, xu hướng thị trường là hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên nhiên, sản phẩm mây tre đan đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau phục vụ nhiều nhu cầu sử dụng của người dân trong và ngoài nước, nên các làng nghề truyền thống vẫn bám trụ, giữ nghề bằng cách vừa sản xuất hàng xuất khẩu, vừa sản xuất nội địa.

Nghề mây tre đan trong giai đoạn hiện nay:

Do xu hướng tiêu dùng của khách hàng, mỗi người đã nhận thức được sử dụng sản phẩm mây tre vừa đảm bảo vệ sinh môi trường lại có tính thẩm mỹ cao. Vì vậy người làm nghề  mây tre trong các làng nghề  đã chú ý thiết kế tạo dáng, sáng chế những mẫu hàng phù hợp thị trường trong nước ưa dùng, ngoài những sản phẩm truyền thống còn có những sản phẩm mỹ nghệ có tính mỹ thuật cao để trang trí nội thất trong gia đình, nhà hàng, khách sạn...

Sau những năm khó khăn thị trường trên thế giới, từ đầu năm 2012 các nước sử dụng truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ và các nước Tây Âu đã trở lại. Năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 đã có những hợp đồng lớn không chỉ các nước truyền thống mà còn có cả những nước mới như Canada, Italya, Tây Ban Nha, và một số nước khác....

Về cơ chế, chính sách nhà nước đã có những thay đổi thông thoáng hơn, như những chính sách thuế, vốn, thủ tục hành chính và một số chính sách khác cũng đã tạo cho sự phát triển trong sản xuất và kinh doanh từng bước đi vào ổn định hơn.

Tuy nhiên ngành mây tre đan hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, nguyên liệu mây tre rất có tiềm năng phát triển, nhưng thực tế đang phải cạnh tranh với sự phát triển của nền công nghiệp vì vậy gần như không được quan tâm, chú ý, không được quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp với địa bàn, từ đó việc khai thác nguyên liệu trở thành nhỏ lẻ không đáp ứng kịp thời nhu cầu cần thiết, đã làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người lao động về thời gian thực hiện và nguồn cung nguyên liệu

Việc áp dụng công nghệ mới là cần thiết, có thiết bị công nghệ sử dụng vào khâu chế biến và xử lý nguyên liệu  thì sản phẩm tạo ra sẽ năng suất hơn, rút gọn thời gian. Nhưng thực tế hầu hết các làng nghề, doanh nghiệp hiện nay chưa có hoặc chưa đồng bộ về công nghệ.

Nghề mây tre đan mỹ nghệ là nghề chủ yếu phát triển từ các vùng nông thôn, sản phẩm được tạo ra phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, cả nội địa và  xuất khẩu song để có những thông tin nhu cầu của người tiêu dùng là không có, không có cơ quan, tổ chức nào gắn kết đến cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này vì vậy việc tổ chức sản xuất gặp nhiều khó khăn về mẫu mã và thời gian.



Giải pháp cho ngành mây tre đan

Sản phẩm mây tre phong phú và đa rạng. Từ nguyên liệu mây tre đã có trên 800 mẫu mã khác nhau, tờ những sản phẩm đơn giản đển những sản phẩm có tính mỹ thuật cao phục vụ cho tiêu dùng xuất khẩu. Sản phẩm mây tre phục vụ cho các nhu cầu khác nhau cho cả trong nước và thị trường thế giới. Vì thế muốn phát triển ngành mây tre đan cần có những giải pháp hiệu quả.

Một là, chúng ta sớm thành lập một trung tâm tạo mẫu thủ công mỹ nghệ thành phố Hà Nội, trong khi chờ đợi Nhà nước cho phép thành lập ra một trung tâm như thế ở cấp độ quốc gia.

Hai là, thu hút các nhà tạo mẫu - Designer thực tài và thực tâm vào công cuộc phục hưng tạo mẫu hàng truyền thống của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Ba là, đào tạo, tập huấn từng bước cho nghệ nhân, thợ giỏi, họa sĩ công nghiệp về tạo mẫu về ngành hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của chúng ta.

Bốn là, tạo mẫu - thiết kế  bao bì cho sản phẩm, công cụ cho sản xuất cần được coi là bộ phận cấu thành của toàn ngành thiết kế phục vụ phát triển làng nghề, phố nghề cả nước.

Năm là, thông qua Diễn đàn lần này, quý vị và các bạn hãy quan tâm hơn nữa đến hoạt động thiết kế mẫu sản phẩm bao bì, cả công cụ nữa, nhất là các bộ công cụ cầm tay cho người thợ. Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối trực thuộc Bộ, cơ quan quản lý Nhà nước về làng nghề theo sự phân công chính thức của Thủ tướng chính phủ, hãy đặc biệt quan tâm đầu tư và hỗ trợ cần thiết cho các đơn vị có chức năng nhiệm vụ thiết kế tạo mẫu dù đó là tổ chức phi chính phủ; giúp đỡ các nhà tạo mẫu vốn thực tài và đang hoạt động thầm lặng vì danh dự và vì tài năng sáng tạo Việt Nam vốn có từ lâu đời và có lẽ không thua kém đông nghiệp ở các nước. Các cơ quan viện, học viện, trường đại học có liên quan đến lĩnh vực này nên dành một phần trí tuệ và công sức của mình vào hoạt động tạo mẫu ứng dụng thực tế cho làng nghề. Theo tôi đây là trách nhiệm của chúng ta trước người dân que, người nông dân làm nghề truyền thống, người nông dân mất nghề nông do thiếu ruộng cần phải có nghề nghiệp để sinh sống.

Sáu là, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam của chúng tôi trong nhiều năm nay rất cố gắng cộng tác với làng nghề, nghệ nhân và thợ giỏi trong các hoạt động tạo mẫu, xúc tiến thương mại, tôn vinh nghệ nhân thợ giỏi,v.v… với hy vọng chấn hưng ngành nghề truyền thống nước nhà, giữ gìn những thành tựu lớn lao của ông cha truyền lại và các hộ nghề, doanh nghiệp làng nghề trở nên giàu mạnh hơn trước. Rất mong các vị có trách nhiệm có mặt tại đây lưu tâm giúp đỡ, hỗ trợ để chúng tôi có điều kiện hoạt động hiệu quả hơn.

( Chúng tôi sẽ lần lượt, trích đăng những tham luận của các đại biểu tham dự tại hội thảo về chuyên đề trên)

                                                              
Bài & ảnh: Tuấn Việt - Mai Hà 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.500.281
Tổng truy cập: