TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Ngăn chặn việc khai thác gỗ rừng trồng theo kiểu “bán lúa non”
(Ngày đăng: 28/03/2014   Lượt xem: 342)
Vốn đầu tư 200 đến 300 triệu đồng, ngày càng có nhiều cơ sở xẻ gỗ bóc được hình thành ở Bắc Cạn.

 Mặc dù rừng trồng chưa đến chu kỳ cho khai thác, nhưng thời gian vừa qua nông dân trên địa bàn huyện Chợ Mới (Bắc Cạn) đua nhau khai thác bán cho các cơ sở xẻ ván bóc. Hậu quả, năng suất rừng trồng thấp, đất lâm nghiệp bị bạc màu. Tuy nhiên, cơ quan quản lý chưa có cách gì ngăn chặn tình trạng này.

Trên địa bàn huyện Chợ Mới hiện nay có hơn 20 cơ sở xẻ ván bóc, chế biến ván dăm, ván ép thủ công. Gỗ rừng trồng chủ yếu là keo, mỡ, bất kỳ to nhỏ đều là nguyên liệu đầu vào của các cơ sở này, to thì xẻ thành ván bóc, cành nhỏ thì băm làm ván dăm, nghiền nhỏ chế biến ván ép thủ công.

Thời gian vừa qua, các cơ sở xẻ ván bóc len lỏi vào các xã, gần rừng và trả tiền ngay cho nông dân sau khi mua gỗ. Do đó, mặc dù rừng trồng chưa đến chu kỳ khai thác, nhưng nông dân đã chặt để bán cho các cơ sở này.

Thông thường, rừng keo thì phải bảy, tám năm mới đến chu kỳ khai thác; rừng mỡ khoảng mười năm. Nhưng trên thực tế, rừng keo bốn, năm tuổi; rừng mỡ khoảng sáu, bảy năm tuổi là nông dân đã khai thác.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sahabak Lê Viết Thắng nhận định: Rừng keo bốn, năm tuổi và rừng mỡ khoảng sáu, bảy năm tuổi là thời kỳ cho sinh khối lớn nhất, phát triển nhanh nhất mà đã khai thác là sự lãng phí lớn, không khác nào “bán lúa non”.

Mặt khác, rừng trong độ tuổi ấy vừa khép tán, là thời kỳ tạo mùn, giữ ẩm thì đã bị khai thác dẫn đến tình trạng đất bị xói mòn; trồng rừng mới làm cho đất bị quay vòng nhanh dẫn đến tình trạng bị bạc màu. Một số nơi đang hứng chịu hậu quả này.

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Trần Trung Kiên cho biết: “Đất lâm nghiệp đã giao đến các tổ chức, hộ gia đình; rừng trồng là của các cá nhân, tổ chức cho nên họ có quyền tự quyết. Khi thấy có hiệu quả kinh tế là dân khai thác rừng trồng, để đến khi đúng chu kỳ mới khai thác thì có bán được giá như hiện nay hay không. Mặt khác, nhiều gia đình ở nông thôn có một, hai con đi học đại học, cao đẳng, tháng nào cũng cần vài triệu đồng cho con, em đi học, không có gì bán thì phải khai thác rừng thôi. Vì thế chúng tôi cũng chưa có cách nào quản lý rừng chưa đến tuổi mà đã bị khai thác”.

Để ngăn chặn tình trạng khai thác rừng trồng kiểu “bán lúa non” đang ngày càng có xu thế lan rộng hiện nay, chính quyền các xã trên địa bàn tỉnh cần kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ rừng trồng theo đúng quy trình, quy phạm, tránh tình trạng khai thác trắng, chỉ cho tỉa thưa nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao giá trị kinh tế. Qua đó, góp phần làm cho nghề rừng trên địa bàn phát triển bền vững.

                                                                                         Theo: nhandan

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.516.953
Tổng truy cập: