TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Nhầm lẫn “quyền chủ nhân” gây tổn thương di tích
(Ngày đăng: 18/03/2014   Lượt xem: 359)
Thời gian gần đây, trên địa bàn Thủ đô luôn xảy ra những “điểm nóng” về tình trạng xâm phạm di tích.
Nguyên nhân sâu xa của những sự việc này phần lớn lại xuất phát từ hành động bột phát của những người được tin tưởng giao trọng trách trông coi.
Ẩn dưới danh nghĩa tu bổ
Chùa Trăm Gian danh tiếng ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, khởi dựng từ thời Lý, được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia đã ngót nửa thế kỷ. Vậy nhưng cuối năm 2012, nhà Tổ, gác Khánh - những công trình tạo nên giá trị văn hóa cùng kiến trúc cổ kính của di tích, bỗng bị phá đi, xây mới vì mong muốn của… sư trụ trì. Rồi gần đây, dư luận lại được phen xôn xao trước sự kiện của chùa Một Cột, chùa Chân Long, đền Phù Đổng hay quán Cựu Quán... Chỉ sau một đêm hoặc sau một vài quyết định bột phát của sư trụ trì, của Ban Quản lý di tích hoặc Ban Khánh tiết, những di tích góp phần quan trọng tạo nên giá trị hơn ngàn năm văn hiến của Thủ đô bỗng biến dạng, bị phá hỏng hoặc trùng tu sai lệch.

 
Nhà Tổ, gác Khánh chùa Trăm Gian đã bị phá đi để làm mới gây bức xúc trong dư luận.
Nhà Tổ, gác Khánh chùa Trăm Gian đã bị phá đi để làm mới gây bức xúc trong dư luận.
Các đơn vị hoặc cá nhân trông giữ di tích đã nhầm lẫn “quyền chủ nhân” di tích là sở hữu riêng, nên luôn toàn quyền quyết định số phận di tích, cố tình bỏ quên Luật Di sản, quy định bảo vệ đối với di tích. Chính vì vậy, ngay giữa Thủ đô mà sư trụ trì ngang nhiên đội nón cho tượng Phật, đem các bức tượng có tuổi đời hàng trăm năm bỏ xuống sông để thay vào đó tượng “made in China”, thậm chí lập cả Hội đồng để quyết định tháo dỡ gỗ mái đình bán tiền tỷ. Hơn thế, chỉ vì bộ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cung tiến quá cồng kềnh mà Ban Quản lý đền Phù Đổng từng có ý định phá bức tường rào ngôi đền để… đón hiện vật. Trong khi đó, chính kiến trúc của bức tường, mái đền, pho tượng... đã góp phần tạo nên vinh dự trở thành di tích quốc gia đặc biệt cách đó chưa đầy một tháng.
Nhìn những cảnh di tích bị phá đi làm mới, những con người đau đáu với giá trị di sản chỉ biết thở dài ngao ngán trước hành động mang tính bột phát của một số đơn vị, cá nhân. Theo GS.TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia: “Nếu không có biện pháp chấn chỉnh thì sẽ còn tiếp diễn”. Chính tình trạng xâm hại di tích nghiêm trọng trên địa bàn Thủ đô thời gian gần đây đã khiến TP tiêu tốn rất nhiều tiền của, công sức để "cứu" cho được di tích.
Tuyên truyền thời @
Theo ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội: “Với hơn 2.000 di tích, trong đó có hơn 1.000 di tích quốc gia, việc quản lý, trùng tu tôn tạo, bảo quản và phát huy giá trị di sản của Hà Nội thực sự là một nhiệm vụ nặng nề. Chính vì vậy, để thường xuyên giám sát, quản lý số lượng di tích đồ sộ này, mới đây Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã thành lập Phòng Địa bàn. Theo đó, mỗi quận, huyện của Thủ đô sẽ có ít nhất một cán bộ thường xuyên theo dõi, giám sát...". Dự kiến trong năm 2014, Sở VHTT&DL sẽ hoàn thành Quy chế quản lý, trùng tu, tôn tạo, bảo quản và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô. Bên cạnh đó, cơ chế cho người trông coi các khu di tích cũng sẽ sớm được đệ trình UBND TP Hà Nội phê duyệt, thông qua...
Thế nhưng, xem ra việc giám sát của đơn vị, sở ngành vẫn không xuể với những quyết định bột phát của các cá nhân, đơn vị trông coi. Chính vì vậy, khi sự vụ vi phạm ở di tích này chưa kết thúc, người làm văn hóa Thủ đô lại phải đôn đáo lo và giải quyết sự vụ ở di tích khác. Và để công tác tuyên truyền được hiệu quả, “thấm” vào hiểu biết và quan niệm của người trông coi di tích, Sở VHTT&DL đang xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình tuyên truyền theo kiểu thời hiện đại. Theo ông Trương Minh Tiến: “Có thể những điều khoản của luật giảng dạy trong các lớp tập huấn còn khô cứng, khó nhớ nên có lẽ Sở VHTT&DL sẽ tăng cường tuyên truyền bằng cách in tờ rơi những điều được và không được làm đối với di tích. Yêu cầu đơn vị quản lý di tích dán ngay điểm ra vào, thậm chí trên đầu giường của sư trụ trì để họ ghi nhớ”.
Tất cả những nỗ lực ấy chỉ với mục đích duy nhất là những người được tin tưởng trao quyền trông coi di tích có ý thức bảo vệ nhằm giữ gìn những giá trị di sản đặc sắc bền lâu cho con cháu mai sau.

                                                                                                  Theo: kinhte&dothi
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.519.340
Tổng truy cập: