TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Căng mình chống thực phẩm bẩn
(Ngày đăng: 17/01/2014   Lượt xem: 455)
Gần Tết, thực phẩm "bẩn” lại tổng tấn công vào các chợ dân sinh trên địa bàn Thủ đô. Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã bắt được cả tấn chất phụ gia chứ không phải là vài cân như trước đây. Các loại gia vị, bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ... cũng lũ lượt "xung trận”. Đáng lo ngại là những ý kiến của các đại biểu tại cuộc làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với Hà Nội về an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết diễn ra sáng qua 16-1 cho thấy: Sự phối hợp của lực lượng chức năng lại "rất có vấn đề”.



Nhiều loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vẫn tuồn được vào thị trường gây nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng
Ảnh: Hoàng Long
Chưa chặn thực phẩm "bẩn” từ gốc

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Năm 2013 TP Hà Nội đã triển khai rất nhiều việc đảm bảo vệ sinh ATTP cho người dân. Công tác thanh tra ATTP đã được đặt lên hàng đầu, qua đó đã phát hiện ra nhiều vụ vi phạm. Đã có 188 cơ sở trong lĩnh vực y tế được Thanh tra Sở Y tế kiểm tra, phát hiện ra 72 cơ sở vi phạm với số tiền xử phạt lên tới gần 1 tỷ đồng. Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đã kiểm tra 8.715 lượt cơ sở, vi phạm 894 cơ sở, xử phạt tiền 261 cơ sở với số tiền gần 1,3 tỷ đồng. Đáng chú ý là những sai phạm về ATTP thuộc sự quản lý của Sở Công thương có nhiều vi phạm hơn cả. Qua kiểm tra 947 cơ sở đã xử phạt 935 cơ sở vi phạm với số tiền xử phạt lên tới gần 4,5 tỉ đồng. Tịch thu tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nhập khẩu trái phép chủ yếu là gia cầm và sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc với số tiền gần 10 tỉ đồng. 

Dù các ngành chức năng trên địa bàn đã "căng” mình để chống thực phẩm "bẩn” nhưng thực tế sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm không đảm bảo an toàn vẫn tuồn được vào thị trường gây nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng. Sở dĩ để xảy ra tình trạng này theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, các văn bản hướng dẫn Nghị định 38 (thông tư liên tịch giữa các Bộ Y tế, Công thương, Nông nghiệp về công tác ATTP) về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP vẫn chưa được ban hành, gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm. Trong khi đó, việc xử lý vi phạm vẫn chưa kiên quyết, đa số vẫn chỉ dừng lại ở nhắc nhở  khiến cơ sở sản xuất, kinh doanh "nhờn” luật. Đặc biệt nguồn nhân lực cho công tác ATTP còn thiếu và yếu, chưa có cán bộ chuyên trách dù đây là lĩnh vực quạn trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe giống nòi. 

Các Bộ chờ nhau!

Nói về những cái khó trong xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, nhiều địa phương dự tính trang bị phương tiện để chặn thực phẩm "bẩn” như, sắm các xe lưu động để kiểm nghiệm thực phẩm nhưng đến giờ chỉ có Quảng Ninh làm được. Khó không phải ở thiếu kinh phí mà phải chờ... các văn bản hướng dẫn. 

Bà Nguyễn Thị Như Mai nói "đảm bảo vệ sịnh ATTP Hà Nội nhiều nỗi khổ” và dẫn ra ví dụ về gà nhập lậu. "Khi bắt được gà lậu, không xử được vì muốn chứng minh đó là gà lậu thì phải qua kiểm nghiệm mất 7 ngày mới có kết quả. Vậy trong thời gian đó, ai trông gà, nếu mất gà hoặc để chết gà thì ai đền trong trường hợp sau kiểm nghiệm đó không phải là gà lậu?”

Một ví dụ nữa mà bà Mai dẫn ra là nói rõ sự chậm trễ của các cơ quan chức năng trong kiểm dịch chất lượng thực phẩm đã vô tình đẩy hàng nội vào thế bí đó là "rượu nội phải chực chờ dán tem, không thể vào siêu thị dù tết đã cận kề khiến rượu ngoại lên ngôi, vậy cơ quan nào chịu trách nhiệm”? Cũng theo bà Mai, chưa bao giờ bắt giữ vụ vi phạm nhiều như hiện nay, chất phụ gia bắt giữ cả tấn chứ không phải tính bằng kg như trước, đến gia vị cũng mất an toàn vệ sinh thực phẩm… "Nếu không kiểm soát từ gốc và phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chức năng thì có gồng lên cũng không kiểm soát được hết thực phẩm bẩn”- Nữ Phó Giám đốc Sở than phiền.

Những nỗi khổ của Hà Nội, có lẽ khiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải ngạc nhiên, khi ông nói: "Chỉ sau 4 tiếng là có kết quả kiểm nghiệm có phải gà nhập lậu sao lại phải đến 7 ngày mới đến tay lực lượng chức năng? Trách nhiệm trong phối hợp rõ ràng có vấn đề”. Ông Đam cũng đồng thời đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát đang có mặt ở phiên họp "phải chủ trì chỉ đạo chứ không để chậm thế này”!



Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thực phẩm bán tại các chợ dân sinh

Ló lời giải ATTP

Để đảm bảo ATTP dịp Tết Nguyên đán, Hà Nội chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng siết chặt công tác ATTP để tránh những sự việc đáng tiếc do mất ATTP gây ra. Theo đó sẽ, nâng cao nhận thức, hành động đúng về ATTP của người quản lý, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Khống chế vụ ngộ độc thực phẩm dưới 6 ca/ 100.000 dân, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng ATTP. Phát triển vùng rau an toàn, thủy sản sạch và xây dựng các mô hình chuỗi ATTP tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng. Đồng thời, kiểm soát chặt chất lượng các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường. 

Bộ trưởng Cao Đức Phát có đề nghị Hà Nội trong những ngày giáp tết bố trí lực lượng cùng cán bộ thú y kiểm soát chặn thực phẩm bẩn từ cửa ngõ Thủ đô, nếu để vào sâu trong nội đô rồi rất khó xử lý. Nếu phát hiện cơ sở vi phạm, rút giấy phép không nương nhẹ, kiên quyết xử lý để thực phẩm bẩn không có cơ hội tuồn ra thị trường. Những cơ sở giết mổ nếu không đủ điều kiện vẫn hoạt động bị phát hiện chính quyền địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm.

Một giải pháp thu hút sự chú ý của các đại biểu để giải bài toán ATTP đã được Bộ trưởng Cao Đức Phát đề cập đến đó là việc "vác” các máy kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm lưu động đến các chợ dân sinh để kiểm tra. Chiếc máy này hiện một số nước đã áp dụng, giá thành chỉ hơn 1 tỉ nhưng cho kết quả khá chính xác (32 chỉ số). 

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Vấn đề vệ sinh ATTP liên quan đến sức khỏe của nhân dân. Các ngành chức năng phải tìm mọi cách để chặn từ gốc thực phẩm "bẩn” để nó không thể  đến tay người tiêu dùng. Ông Đam cho biết Văn phòng Chính phủ sẽ thảo một văn bản đề nghị các tỉnh biên giới vào cuộc chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc vào Việt Nam. Vấn đề dán tem cho rượu nội, ông Đam chỉ đạo các ngành chức năng phải tìm cách tháo gỡ để rượu nội có mặt trong các siêu thị. Rất ủng hộ giải pháp đặt một chiếc máy kiểm nghiệm thực phẩm tại một số chợ đầu mối và và chợ lớn trên địa bàn, Phó Thủ tướng hy vọng, với kết quả chính xác từ chiếc máy này sẽ khiến những người sản xuất, buôn bán không dám bán thực phẩm "bẩn”, kém chất lượng cho người tiêu dùng và
                                                                                          Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.518.736
Tổng truy cập: