TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Làm sống lại một làng gốm cổ
(Ngày đăng: 30/11/2013   Lượt xem: 584)
Làm sống lại một làng gốm cổ đã có hơn 1000 năm tuổi không chỉ là nguyện vọng, trách nhiệm của người dân Kim Lan (huyện Gia Lâm - Hà Nội) mà cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp của TP. Hà Nội.

 Dù có lịch sử và truyền thống lâu đời hơn Bát Tràng với nghề sản xuất gốm sứ cổ vào thế kỷ XIII-XIV nhưng làng nghề Kim Lan cứ lặng lẽ, bình dị với nhịp sống chậm chạp, mộc mạc của làng quê đồng bằng sông Hồng.

Anh Đào Văn Thịnh - chủ nhân xưởng sản xuất lớn xóm 7, thôn Tiền Phong - cho biết: gốm Kim Lan có từ lâu đời, đã có nhiều bằng chứng cho thấy gốm Kim Lan thời Trần có thể từng được xuất khẩu sang Philippines và Indonesia. Sản phẩm gốm Kim Lan chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày như chậu hoa, tranh gốm và các đồ trang trí vật liệu xây dựng như con tiện, lan can cầu thang, xiên hoa cửa…Tuy nhiên, do bắt nhịp thị trường chậm, mẫu mã kém, không bắt mắt được khách hàng. Trăn trở, day dứt trước sự tàn lụi dần của một làng nghề cổ, nhiều bậc cao niên trong làng đã động viên con cháu nỗ lực giữ nghề. Với trợ lực của chính quyền địa phương, làng gốm dần lấy lại phong độ. Hầu hết các gia đình gắn bó với nghề đều quay lại sản xuất.

Ông Nguyễn Đức Trí - Phó Chủ tịch xã Kim Lan:

Để có lộ trình phát triển đúng hướng, lâu dài, phù hợp, lãnh đạo xã Kim Lan đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của xã với 6 ha chợ và Trung tâm thương mại thủ công nghiệp Hà Nội. Dự kiến hàng hóa ở đây có khoảng 40 - 60% là gốm sản xuất tại Kim Lan và các loại hàng hóa của làng nghề khác trên địa bàn Thủ đô tụ hội về đây để phục vụ du lịch.

Là chủ của xưởng gốm thuộc diện “có máu mặt” trong làng, anh Thịnh chọn cho mình một dòng sản phẩm khá độc đáo, đó là sản xuất những con nghê để xuất đi thị trường Campuchia. Trước đây không có vốn, cả làng có tới hơn 300 lò gốm bằng than, ngày nắng nóng cả làng như một cái lò bát quái, khói bụi mù mịt. Sản phẩm bị hỏng khá nhiều, chi phí công sản xuất cũng tăng cao. Người dân Kim Lan phải đi làm thuê cho gốm Bát Tràng vì không có vốn đầu tư mở lò gốm. Nhờ được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ dân ở Kim Lan đã có vốn mở sản xuất, đầu tư công nghệ mới. Từ khi chuyển sang lò nung bằng ga, đời sống của nhân dân ở đây khá lên rất nhiều, sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, không khí lại trong lành. Anh cho biết thêm, để đầu tư một lò nung gốm bằng ga chi phí từ 400 đến 600 triệu đồng, không phải hộ dân nào trong làng cũng đủ kinh phí, thế nên sự tiếp sức của ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội rất có ích để các hộ sản xuất nhỏ ở làng nghề phát triển.

Bằng bàn tay khéo léo, sự tâm huyết gửi gắm trong từng sản phẩm, người dân làng Kim Lan đang góp phần làm phong phú, đa dạng và phát triển nghề gốm khu vực phía Bắc. Cách đây hơn một năm, Nhà trưng bày gốm sứ và lịch sử xã Kim Lan đã được khánh thành. Các bậc cao niên trong làng, với vốn hiểu biết về nghề gốm sứ và tâm huyết với mảnh đất Kim Lan đã thành lập nhóm “Tìm về cội nguồn” của làng. Với hơn 300 hiện vật được trưng bày theo tiến trình lịch sử đã khái quát được câu chuyện về làng nghề truyền thống Kim Lan, từ những dấu tích cư trú đầu tiên đến sự hưng thịnh hôm nay. Các cổ vật ở đủ các thời đại với điểm nhấn là những đồ gốm sứ do chính người làng sản xuất thể hiện sự nỗ lực làm sống lại làng nghề của người dân Kim Lan.

                                                                                                                     Theo: congthuong

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.496.099
Tổng truy cập: