TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Nhiếp ảnh gia Astrid Schulz: Hạnh phúc với những ảnh 'nông dân đặc sản'
(Ngày đăng: 28/11/2013   Lượt xem: 395)

 Một triển lãm ảnh mang tên Sản phẩm việt Nam (Made in Vietnam) của Astrid Schulz (Đức - Anh) đang diễn ra tại New Space Arts Foundation (15 Lê Lợi, TP Huế). Với hơn 40 tác phẩm chân dung nông dân đã gợi cho người xem cảm giác thích thú về những thương hiệu đặc sản của nông dân Việt.

Từng lăn lộn từ Nam chí Bắc - đặc biệt là TP.HCM, Quy Nhơn, Quảng Bình, Huế - trong 2 năm 2012-2013, Astrid Schulz đã xâm nhập sâu vào cuộc sống đương thời của người Việt, vẽ ra nhiều mối dây liên kết thú vị.

TT&VH và bà Astrid Schulz có cuộc trò chuyện ngắn.

* Như bà nói: ở phương Tây thì mối liên kết trực tiếp giữa thực phẩm và thiên nhiên gần như đã biến mất, sau một thời gian ở Việt Nam, bà thấy nơi đây thế nào?

- Ở phương Tây dù có vườn người ta cũng không trồng rau quả, người ta nghĩ nên đi siêu thị cho dễ dàng, hoặc mua thực phẩm được sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy sự liên kết trực tiếp giữa thực phẩm và thiên nhiên gần như biến mất. Còn ở Việt Nam thì khác, dù vườn tược rất nhỏ, rất nhiều nông dân vẫn tự sản xuất, bàn tay họ lấm bùn đất để làm ra thực phẩm tự nuôi sống mình. Liên kết giữa món ăn và công đoạn sản xuất ra nó vẫn còn giữ được các đặc thù, ấy mới thực sự là đặc sản, là di sản văn hóa. Tôi đã tìm được sự liên kết này ở Việt Nam.

Nhiếp ảnh gia Astrid Schulz
* Điều này có ý nghĩa gì với bà không?

- Câu chuyện có nguồn gốc từ bà của tôi. Ngày xưa bà sống trong một trang trại nhỏ, cũng nuôi heo, trồng trọt... Khoảng 60, 70 năm trước ở phương Tây vẫn có sự liên kết giữa nguồn gốc và thực phẩm. Điều này làm tôi nghĩ cuộc sống của bà ngày xưa giống cuộc sống nông thôn Việt Nam bây giờ. Hiện nay ở phương Tây, truyền thống trồng trọt, cũng như việc dùng bàn tay để làm ra mọi thứ dường như đã chết mòn rồi. Chúng tôi thường hay lãng quên sự nhọc nhằn của công việc sản xuất ra thực phẩm. Khi công nghệ phát triển, ứng xử của con người với thiên nhiên, và cả với con người rẽ theo một hướng khác, mà chưa hẳn đã tốt đẹp.

* Vậy mong muốn của bà thông qua dự án nhiếp ảnh này là gì?

- Tôi mong muốn có thể khám phá những cái chưa biết và tác động tới các giác quan của người xem. Khi nói đến việc thưởng thức món ăn, mùi vị, hương vị, cảm nhận và cách trình bày liên kết chặt chẽ với nhau và sau khi tham quan triển lãm lần này, có lẽ cách bạn nhìn nhận các món ăn Việt sẽ khác đi. Và quan trọng hơn, khoảng 20 năm nữa thì Việt Nam sẽ giống phương Tây hiện nay, nên được chụp những thế hệ “nông dân đặc sản” gần như cuối cùng đã là một hạnh phúc.

* Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này.

                                                                                            Theo: Thethao&vanhoa

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.495.359
Tổng truy cập: