TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Đại đoàn kết là truyền thống và di sản quý báu của dân tộc
(Ngày đăng: 19/11/2013   Lượt xem: 1062)

Tối 18-11, Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18-11) và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11) do Bộ VH,TT&DL phối hợp với Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam tổ chức đã khai mạc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Dự lễ khai mạc có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại lễ khai mạc. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại lễ khai mạc. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và di sản quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Chủ tịch nước nhấn mạnh, để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc để đại gia đình các dân tộc Việt Nam đoàn kết, đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đây là nhiệm vụ chiến lược của đất nước ta, của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị từ TƯ đến cơ sở và cần được thực hiện qua những việc làm hết sức phong phú, sinh động, thiết thực, cụ thể. * Ngày 18-11, tại Hà Nội, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2013). Sự hình thành, phát triển cùng với những đóng góp to lớn của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam trong 83 năm qua đã tô thắm thêm truyền thống của dân tộc Việt Nam và quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất hằng năm đã trở thành Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, vai trò của MTTQ Việt Nam tiếp tục được khẳng định và nâng cao trong đời sống chính trị, xã hội. Mối quan hệ gắn bó giữa Mặt trận và các tầng lớp nhân dân ngày càng được tăng cường. Các phong trào, cuộc vận động đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, "đền ơn đáp nghĩa"… đã tạo nên sự gắn kết cộng đồng, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo động lực thúc đẩy việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết ngay tại cơ sở và địa bàn dân cư.

* Ngày 18-11, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức gặp mặt cán bộ mặt trận các thời kỳ. Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Đào Văn Bình cho biết, nhiều năm qua, MTTQ các cấp luôn củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Thủ đô. MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy dân chủ trong nhân dân. MTTQ các cấp cùng các ngành vận động xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" được 21,829 tỷ đồng (năm 2013); xây, sửa 254 nhà tình nghĩa trị giá 9,518 tỷ đồng; thăm hỏi, tặng 52.715 suất quà trị giá 14,251 tỷ đồng; tặng 1.408 sổ tiết kiệm trị giá 967 triệu đồng; tặng học bổng cho con em gia đình chính sách trị giá 1,158 tỷ đồng…

* Chiều cùng ngày, BCĐ TƯ Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã tổ chức tọa đàm 15 năm thực hiện Chỉ thị 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư". Theo phản ánh của đại diện 31 tỉnh, thành phố phía Bắc, Chỉ thị 24 được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, được mọi tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Nhờ đó, đời sống kinh tế ở các làng, tổ dân phố văn hóa ổn định và từng bước phát triển, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân lành mạnh, phong phú, việc cưới, việc tang, lễ hội dần đi vào nền nếp, nhiều di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị. Đến nay, cả nước có gần 72 nghìn (bằng 60,94%) làng, tổ dân phố đạt và giữ vững danh hiệu văn hóa. 

                                                                                                   Theo: hanoimoi

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.499.595
Tổng truy cập: