TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Những ý tưởng táo bạo cho Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
(Ngày đăng: 06/11/2013   Lượt xem: 458)

Tạo hình lại tòa nhà Hàm Cá Mập, biến khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành một sân khấu lớn của gỗ, đá, nước và ánh sáng… Đó là ý tưởng của đồ án kiến trúc giành giải nhất cuộc thi Khôi phục Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và phố Hàng Đào, khu phố cổ Hà Nội.

Những ý tưởng độc đáo

Khởi động từ tháng 6-2013, cuộc thi mang tên Ý tưởng Kiến trúc "Historical Hanoi 2013”: Khôi phục Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và Phố Hàng Đào, khu phố cổ Hà Nội, do Đại sứ quán Italia phối hợp với TP Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Kiến trúc Genova thực hiện đã thu hút các đồ án thiết kế của 52 kiến trúc sư của cả Italia và Việt Nam.

Nhận xét về các đồ án dự thi, ông Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, thành viên Ban giám khảo, cho biết: “Hội đồng chấm thi đã rất vất vả, khó khăn để lựa chọn được các đồ án nổi bật để trao giải, bởi các đồ án đều có ý tưởng thú vị và có chất lượng cao. 10 đồ án tốt nhất, độc đáo nhất đã được lựa chọn để từ đó tiếp tục chọn ba đồ án trao các giải Nhất, Nhì, Ba”.

Khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong ý tưởng của thiết kế đoạt giải 1.

Khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thiết kế của nhóm giành giải 1.

Theo ông Nguyễn Quốc Thông, các đồ án dự thi lần này chủ yếu theo ba xu hướng chính: phần lớn theo hướng hiện đại, thể hiện tính chất độc đáo của đề xuất, một số theo xu hướng “môi trường xanh”, thể hiện tính lành mạnh, còn lại một số đồ án theo hướng “phục cổ”, thể hiện tính vị truyền thống.

Ánh sáng, nước và cây xanh tạo cảnh quan cho Quảng trường.


Nổi bật nhất trong số các đồ án dự thi là tác phẩm của Masimo Alvisi (Alvisi and Kirimoto) và Nguyễn Đình Thanh (Hanoi Urban Architect Consulting JSC – UAC, Center 5). Theo đồ án, Quảng trường được xây dựng bằng các thanh gỗ ghép trên bề mặt đá phẳng mang hình phố cổ, chạy giữa là dải 36 đèn phun nước tạo ánh sáng huyền ảo vào buổi tối. Hàng cây cao và các bồn hoa ôm lấy một cạnh của Quảng trường, được ông Nguyễn Quốc Thông đánh giá là làm cho Quảng trường trở nên xinh xắn và gần với hồ Gươm hơn. Đây là đồ án theo xu hướng hiện đại, sử dụng nước, ánh sáng, màu sắc, bề mặt gỗ và đá tạo nên mộ hình ảnh phố cổ.

"Công viên Lục Thủy" của nhóm giành giải nhì.

Giành giải Nhì, đồ án của các KTS Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam và Group 8 (Vũ Đình Thành, Nguyễn Xuân Anh, Hoàng Tấn Trúc, Hà Thị Bích Đào, Phạm Minh Đức, Vũ Thành Công, Gregore Du Pasquier, Manuela De Dagopian, Simon Pelletier, Đỗ Quốc Hoàn, Đào Lê Hồng Mỹ) lại hướng tới môi trường xanh. Với tên gọi “Công viên Lục Thủy”, hay “Quảng trường Lục Thủy”, toàn bộ khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục được phủ bởi một màu xanh. Anh Vũ Đình Thành, đại diện cho nhóm làm việc cho biết, thiết kế của nhóm giữ lại những giá trị truyền thống, kết hợp với môi trường, đặt những khu vực trưng bày về văn hóa…

Phần khung sắt bao quanh khu vực Hàng Đào.

Đồ án giành giải ba thuộc về Andrea Avello, Dott Matteo Zambon (Italia) và Phạm Xuân Nghĩa, Nguyễn Trần Linh (Architects and Urban design) cũng theo xu hướng hiện đại, được KTS Nguyễn Quốc Thông đánh giá là hiện đại, độc đáo và có nhiều đề xuất thông minh. Đồ án này đưa một bộ khung thép chạy dọc phố Hàng Đào, theo bộ khung quen thuộc của khu phố cổ, vừa cho phép các loại hình kiến trúc cổ tồn tại và phát triển trong đa dạng của mình, lại tạo điều kiện đưa những ý tưởng sáng tạo mới vào đường phố.

Tòa nhà Hàm Cá Mập được thay thế bằng tháp nghiêng.

Còn đối với khu vực Quảng trường, đồ án đưa ra ý tưởng xây dựng một tháp nghiêng bằng kính và thép, thay thế hoàn toàn cho tòa nhà Hàm Cá Mập hiện nay.

Ý nghĩa đối với khu phố cổ

Việc chỉnh trang, cải tạo lại khu phố cổ Hà Nội xưa nay vẫn là vấn đề gây đau đầu đối với thành phố. Cho tới nay, công việc này mới chỉ được làm cuốn chiếu từng phần, từng ngôi nhà riêng biệt, với sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế. Cái khó là phải làm sao vừa giữ được không gian, kiến trúc cổ, vừa phải đảm bảo cuộc sống, môi trường cho người dân ở đây.

KTS Nguyễn Quốc Thông nói: “Khu phố cổ là một di sản đô thị sống, không dễ để hài hòa giữa chỉnh trang và phát triển. Việc chỉnh trang khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố Hàng Đào và khu phố cổ có vai trò rất quan trọng, vừa nêu bật được giá trị của khu phố cổ, vừa giúp khách phương xa đến đây hiểu được những giá trị này”.

KTS Nguyễn Quốc Thông nhận xét, mặc dù đề tài không dễ dàng gì, nhưng lại thu hút khá nhiều bài dự thi, điều này nói lên nhu cầu sáng tạo của các kiến trúc sư, đặc biệt là các kiến trúc sư trẻ.
Còn ông Giorgio Parodi, Phó Chủ tịch Hội KTS Genova cho rằng, chỉnh trang khu phố cổ chính là đầu tư cho tương lai, vì việc này sẽ làm tăng số lượng khách du lịch đến với phố cổ.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, chính là khả năng thực thi của các thiết kế này, và khả năng áp dụng trong cuộc sống thực tế của người dân.

                                                                                                Theo: Nhandan

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.519.674
Tổng truy cập: