TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Nghệ An - Người lao động thờ ơ nghề mây tre đan
(Ngày đăng: 29/10/2013   Lượt xem: 505)
Nghệ An vốn là vùng có nhiều ưu thế về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ nhưng một vài năm trở lại đây số lao động tham gia làm nghề mây tre đan xuất khẩu ngày một giảm. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan mà còn ảnh hưởng đến việc giữ gìn các làng nghề truyền thống…

Người lao động đang làm nghề mây tre đan xuất khẩu

Người lao động đang làm nghề mây tre đan xuất khẩu

Nghề mây tre đan ở Nghi Thái có từ hàng trăm năm nay. Ngay như bản thân ông Sâm, người có trên 50 năm gắn bó với nghề cũng không biết nghề có từ bao giờ, chỉ biết ngày ông mới lớn lên đã thấy bố mẹ, ông bà gắn bó với nghề này. Nghi Thái cũng là địa phương có số lượng người tham gia làm nghề đông nhất tỉnh hiện nay với gần 1.500 lao động, chiếm 1/3 lao động toàn xã, có 10 làng nghề và 1 làng có nghề. Ông Sâm và nhiều người dân Nghi Thái tự hào rằng, dù chưa có một “thương hiệu” riêng, nhưng nhiều mẫu mã của Nghệ An xuất khẩu sang nước ngoài là do bàn tay của những người thợ tài hoa trong xã sáng tạo

Tìm hiểu ra mới được biết, lâu nay bà con ở Nghi Thái vẫn thường sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu cho một vài doanh nghiệp mây tre đan trên địa bàn tỉnh. Gọi là sản xuất rồi tính tiền công nhưng thực chất là người dân mua nguyên liệu trực tiếp từ các doanh nghiệp rồi làm sản phẩm cho họ. Lời lãi được tính bằng giá sản phẩm trừ đi giá nguyên liệu do doanh nghiệp đề ra. Tuy chỉ xác định lấy công làm lãi nhưng bà con không khỏi chạnh lòng khi từ năm 2009 đến nay giá nguyên liệu cao gấp hai lần, trong khi đó giá ngày công thì hầu như không tăng lên là mấy. Nói về nghề mây tre đan xuất khẩu hiện nay, ông Trương Xuân Tứ - Phó chủ tịch xã Nghi Thái - không giấu được sự lo lắng: Nếu không tăng được giá trị sản phẩm hoặc nếu các doanh nghiệp không thay đổi trong hình thức thu mua sản phẩm thì xã cũng không chắc chắn có vận động bà con trở lại với nghề được nữa hay không… Một điều cũng đáng phải suy nghĩ là mặc dù số lao động làm nghề mây tre đan xuất khẩu chiếm đến 1/3 lao động trong xã nhưng giá trị kinh tế chỉ đạt 11 tỷ đồng, bằng 5,6% tổng thu nhập của Nghi Thái.

Tình trạng người dân không mặn mà với nghề mây tre đan xuất khẩu cũng là tình trạng chung của nhiều làng nghề hiện nay. Như ở làng nghề Thiện Tiến (xã Hồng Thành, huyện Yên Thành), mặc dù xóm chỉ mới được công nhận làng nghề tháng 4 năm ngoái nhưng sau một năm số hộ tham gia làng nghề đã giảm từ 76 hộ xuống còn khoảng 20 hộ. Nói về nguyên nhân, ông Nguyễn Công Đường, Phó Chủ tịch UBND xã đưa ra 3 lý do: “nguyên liệu không có, giá cao, giá thành thấp và sản phẩm làm xong lâu được trả tiền”. Tìm hiểu ở HTX Thắng Lợi (đóng tại xã Thọ Thành, huyện Yên Thành), đơn vị bao tiêu sản phẩm chính cho xã Hồng Thành và gần 10 xã khác ở hai huyện Yên Thành và Diễn Châu, ông Tăng Tiến Huỳnh - chủ nhiệm HTX - thừa nhận: So với năm 2012, số lượng đơn đặt hàng mây tre đan xuất khẩu của HTX đã giảm gần một nửa. Như năm ngoái, thời điểm này, đơn hàng của HTX là khoảng 4 tỷ đồng, nhưng nay chỉ còn 2 tỷ đồng.

Nếu thực trạng này vẫn còn tiếp diễn và không có giải pháp kịp thời thì ngành nghề mây tre đan xuất khẩu của Nghệ An sẽ dần dần mất vị thế và nguy cơ mai một làng nghề rất có thể sẽ xảy ra. Trước thực tế này, ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã - cho rằng: nghề mây tre đan xuất khẩu là một nghề có nhiều đặc thù. Thế nên, bên cạnh việc tìm kiếm các đơn bạn hàng thì các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm, chăm sóc đến quyền lợi của người lao động. Khuyến khích thành lập và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có khả năng làm “bà đỡ” cho làng nghề, xây dựng nhiều doanh nghiệp đủ mạnh để xuất khẩu trực tiếp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống trong sản xuất ngành nghề thủ công.

                                                                                               Theo: Công thương

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.519.334
Tổng truy cập: