TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Chưa tận dụng hết cơ hội
(Ngày đăng: 21/10/2013   Lượt xem: 926)
Du lịch làng nghề truyền thống không phải là khái niệm mới khi Hà Nội có hơn 1.000 làng nghề với 530 làng nghề truyền thống, 244 làng nghề thủ công mỹ nghệ, tuy nhiên, cho đến nay, loại hình du lịch này vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó…

Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Tại buổi tọa đàm về  thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tổ chức đầu tháng 10, ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định, trong thời gian vừa qua, du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều thương hiệu làng nghề nổi tiếng đã xuất hiện trong hầu hết các sách hướng dẫn du lịch (Bát Tràng, Vạn Phúc…). Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chưa xứng với tiềm năng du lịch của các làng nghề, tỷ lệ khách du lịch đến các làng nghề so với khách du lịch đến thành phố vẫn còn thấp.

Làng nghề gốm Bát Tràng là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Rõ ràng, các làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội đều rất độc đáo và đa dạng. Mỗi một làng nghề lại giới thiệu đến du khách những sản phẩm khác nhau, chứa đựng trong đó tinh hoa được đúc kết từ bàn tay, khối óc sáng tạo của người nghệ nhân. Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề này đều chưa có chiến lược phát triển du lịch cụ thể. Các sản phẩm của làng nghề tuy độc đáo và đặc sắc nhưng lại ít có sản phẩm mang tầm quốc gia, quốc tế. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho khách du lịch còn thiếu và yếu. Vì vậy, rất nhiều khách du lịch lựa chọn mua những sản phẩm của các làng nghề truyền thống tại các quầy hàng thay vì đến tận nơi sản xuất ra các sản phẩm này tham quan, tìm hiểu về quá trình sản xuất sản phẩm.

Làng nghề hãy tự “quảng cáo” mình tới du khách

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, để du lịch làng nghề phát triển tương xứng với tiềm năng, nâng tầm thành một loại hình du lịch trọng điểm thu hút khách du lịch, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng dân cư phải cùng chung tay góp sức, trong đó rất cần sự kết nối giữa các làng nghề.

Đặc điểm làng nghề, phố nghề của Hà Nội cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Hồng là nằm rải rác nhiều khu vực, làng xã xen kẽ với dân cư lao động làm nghề nông nghiệp nên hạn chế trong việc tổ chức đi lại cho khách du lịch, vì vậy, muốn hút khách du lịch thì việc kết nối làng nghề là cần thiết. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề dễ giải quyết. Khi việc kết nối làng nghề vẫn chỉ là định hướng phát triển thì việc các làng nghề tự giới thiệu, nâng tầm ảnh hưởng của mình tới khách du lịch là việc làm cần thiết. Làng nghề gốm Bát Tràng đã rất thành công trong việc tự giới thiệu mình tới du khách. Không chỉ thường xuyên nâng cấp cơ sở hạ tầng, hình thành các khu vui chơi, giải trí cho khách du lịch, làng nghề gốm Bát Tràng còn xây dựng riêng cho mình một trang web để giới thiệu các sản phẩm độc đáo của làng nghề cũng như cung cấp cho du khách những chỉ dẫn, thông tin cần thiết khi du lịch tới làng nghề gốm này. So với việc kết nối các làng nghề lại với nhau để cùng phát triển thì việc các làng nghề tự “kéo” du khách về với mình để phát triển du lịch làng nghề truyền thống không phải quá khó.

                                                                                                     Theo: QĐND

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.519.325
Tổng truy cập: