TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Độc đáo làng nghề mỹ nghệ đá Non Nước
(Ngày đăng: 30/09/2013   Lượt xem: 1355)
Từ những khối đá nguyên sơ vô hồn của mọi miền đất nước, sau khi được đưa về làng nghề non nước, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) qua những đôi bàn tay tinh tế của những người thợ, những nghệ nhân tên tuổi đã kỳ tạc nên những kiệt tác có một không hai, thổi vào mỗi tác phẩm những hồn cánh tinh hoa độc đáo riêng không lẫn vào đâu của sản phẩm làng nghề…từ đó tạo nên một thương hiệu vang danh cả trong và ngoài nước cho đến ngày nay.
 
Các sản phẩm làng nghề mỹ nghệ đá Non Nước
                                                                       Ảnh: Lê Minh
 
Trên con đường từ trung tâm TP. Đà Nẵng, chúng tôi tiến dần về hướng danh thắng Ngũ Hành Sơn nơi có làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ non nước nổi tiếng,  những ngọn núi "ngũ hành” dần hiện ra một cách rõ thực, những pho tượng kỳ lân mỹ nghệ của các cơ sở kinh doanh nằm dọc ven đường như báo hiệu cho chúng tôi biết sắp lạc bước vào một thế giới của những linh hồn đá. Tiến sâu vào làng nghề, trên con đường mang tên Huyền Trân Công Chúa là những cơ sở nối tiếp nhau bầy biện với cả ngàn khối hình non nước, những pho tượng quan âm, phật tổ, tứ thú cho tới các món quà lưu niệm trang sức từ các loại đá được bầy biện ở hầu khắp các cửa hàng kinh doanh…với đủ kích cỡ, hình hài, màu sắc như một sự thôi miên cuốn kéo những cặp mắt chúng tôi. Sau những giây phút choáng ngợp ban đầu, lý trí để có một cách hiểu chọn vẹn hơn về những kiệt tác của làng nghề, qua lời giới thiệu của bà con khối phố, chúng tôi tìm đến gia đình nghệ nhân Nguyễn Việt Minh (69 tuổi), người được xem là có công lớn trong việc phát triển và gìn giữ làng nghề. Hình ảnh nghệ nhân Nguyễn Việt Minh dù đã bước sang cái tuổi xưa nay hiếm nhưng trông ông vẫn rất rắn giỏi, hoạt bát. Ông kể: Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ non nước được hình thành từ  khoảng 400 năm trước, ông tổ của làng vốn là người gốc Thanh Hoá, được cho là ông Huỳnh Bá Quát người đã đem nghề đá ở xứ Thanh vào Đà Nẵng, tận dụng khai phá nguồn đá nguyên lệu tại địa phương để chế tác những sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống (như : các loại chày cối, bia mộ và vật phẩm trang trí…), về sau lan truyền rộng rãi trong nhân dân và trở thành nghề cơm áo của cả vùng.
 
Để tưởng nhớ công ơn của tổ sư, vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch  hàng năm người dân làng nghề chọn làm ngày giỗ tổ, lễ hội được diễn ra tại nhà thờ "Thạch Nghệ Tổ Sư”.
 
Ông Nguyễn Việt Minh, hiện là Hội trưởng hội làng nghề non nước cho biết: Thế hệ những nghệ nhân như ông và một vài thế hệ kế cận vẫn thường xuyên vận động, kêu gọi thế hệ trẻ của làng bám trụ với cái nghề cha ông truyền lại, ai có nhu cầu học nghề đều được khuyến khích. Ông cho biết, hiện tại làng nghề có 575 hộ vừa kinh doanh và sản xuất, đáp ứng công việc cho hàng nghìn công nhân lao động thường xuyên, với nhiều máy móc hiện đại cho ra đời những sản phẩm tinh tế, giảm sức lao động, thời gian chế tác, sản phẩm của làng nghề cũng được vươn mình ra khắp địa bàn trong và ngoài nước…Tuy nhiên, ông vẫn có điều trăn trở: "Cái gì cũng có mặt trái của nó, máy móc hiện đại thay thế sức con người, không còn đục đẽo vất vả như xưa nhưng đó lại là những hạn chế làm mai một đi những kỹ năng truyền thống, chạy theo doanh thu, thiếu đi cái hồn cốt trong tác phẩm”.
 
Nghệ nhân Minh cho rằng: "Để có những kiệt tác với giá trị nghệ thuật cao, có cái hồn cốt của tác phẩm điêu khắc thì thời gian, công sức bỏ ra lên đến cả năm chưa hẳn đã xong, máy móc thì chỉ phụ trợ phần thô chứ phần tinh, phần hồn thì phải thấm bằng mồ hôi, bằng khối óc nghệ thuật, đòi hỏi sự kiên nhẫn chịu khó có như vậy những tác phẩm ấy mới sống được với thời gian, mới được người  trong nghề đánh giá nhìn nhận”. Đó là những đòi hỏi khắt khe mà không ít những nghệ nhân, người thợ làng nghề non nước còn giữ được, từ đó tạo nên cái chất riêng khó lẫn vào đâu của làng nghề. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, các chủ cơ sở sản xuất chế tác đá mỹ nghệ đã lặn lội tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ nhiều thị trường  khác nhau với nhiều loại đá nguyên liệu có chất lượng, phong phú về mầu sắc với những đặc tính khác nhau từ các thị trường như: Pakystan, Ấn Độ, hay các tỉnh trong nước như Thanh Hoá, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam…từ đó tạo nên sự phong phú, đa dạng với nhiều nguồn nguyên liệu cho ra đời nhiều tác phẩm điêu khắc nghệ thuật.
                                                                                 Theo: Đại Đoàn Kết  
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.519.435
Tổng truy cập: